Chuyển đến nội dung chính

Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ Tháng 1, 2019

Thành lập công ty con để bán: có trái luật?

Thời gian gần đây, xuất hiện hiện tượng nhiều doanh nghiệp thành lập công ty con để bán, chuyển nhượng dự án, đặc biệt là các dự án kinh doanh bất động sản cho các doanh nghiệp nước ngoài, tăng vốn điều lệ hoặc thậm chí là để tái cơ cấu nợ. Trong bối cảnh thành phố HCM vừa tiến hành truy thu thuế đối với các doanh nghiệp Phở 24, Hoàn Mỹ đã dấy lên lo ngại đây là một trong những thủ thuật trốn thuế. Sự thật có phải vậy không?

Người đại diện và con dấu công ty

Một vụ kiện xảy ra ở Đồng Nai. Theo đó, một người được tòa án tuyên là có quyền quản lí công ty nhưng trong bản án lại không đề cập đến chuyện bàn giao lại con dấu cho người quản lí. Do đó cơ quan thi hành án chỉ thi hành việc bàn giao lại công ty cho người quản lí mà không thực hiện việc thu hồi con dấu với lí do tòa...không tuyên! Kết quả là người này không thực hiện được việc quản lí của mình vì không có con dấu.

Hội đồng quản trị thay giám đốc: dễ hay khó?

Một vấn đề tưởng như quá rõ ràng, Hội đồng quản trị thay giám đốc thì có gì phải bàn cãi. Vì pháp luật về công ty thừa nhận HĐQT là cơ quan có quyền lập ra giám đốc. Thì hẳn nhiên HĐQT cũng sẽ là cơ quan có quyền bãi miễn, thay thế giám đốc. Trên thực tế, một tranh chấp phát sinh liên quan đến vấn đề bổ nhiệm giám đốc mới. Theo đó công ty A có giám đốc là người đại diện theo pháp luật. Tình huống là HĐQT bổ nhiệm một giám đốc mới, thay thế cho giám đốc cũ. Tuy vậy, một nhóm cổ đông sở hữu 27% cổ phần phổ thông không đồng ý với quyết định này.

Hợp đồng có cần điều khoản bất khả kháng?

“Sự kiện bất khả kháng có nghĩa là tất cả những sự kiện vượt khả năng kiểm soát của Các Bên, không thể biết trước được, không có sẵn và không thể khắc phục được xảy ra sau ngày đặt hàng làm cản trở toàn bộ hay một phần việc thực hiện nghĩa vụ của bất cứ Bên nào. Những sự kiện này bao gồm động đất, bão lớn, lũ lụt, hoả hoạn, chiến tranh và những hành động của Chính phủ hoặc công chúng, bệnh dịch, nổi loạn, đình công và bất cứ sự kiện nào không thể biết trước, không thể ngăn cản hoặc kiểm soát được, bao gồm những sự kiện được xác định là sự kiện bất khả kháng theo tập quán thương mại chung của Việt Nam”

Để giảm rủi ro khi sáp nhập doanh nghiệp

Công ty X & công ty Y giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa. Theo đó, X là bên mua và chưa thanh toán đầy đủ tiền hàng cho Y. Sau đó X sáp nhập vào công ty Z. Nhằm thu hồi tiền mua hàng, công ty Y khởi kiện công ty Z. Tại tòa, đại diện của Z cho rằng,X sáp nhập vào Z. Khi nhận bàn giao thì X cam kết tự chịu trách nhiệm về các khoản nợ trước đó. X đã lừa dối Z, tài sản sáp nhập đã mang thế chấp cho Ngân hàng, Z cho rằng số tiền Y đòi nợ Z là không đúng, trách nhiệm thuộc về X, Z chỉ là người có quyền lợi liên quan còn bị đơn phải là X.

Giám đốc có quyền kí hợp đồng?

Một câu chuyện xảy ra trên thực tế, giám đốc A thay mặt công ty kí kết hợp đồng với đối tác. Sẽ chẳng có gì đáng bàn nếu câu chuyện chỉ dừng lại ở đó. Vấn đề là điều lệ của công ty  qui định, chủ tịch Hội đồng thành viên là người đại diện theo pháp luật chứ không phải là giám đốc A.

Giám đốc chi nhánh có quyền đại diện hay không?

Chi nhánh một ngân hàng mở một điểm giao dịch và gởi thông báo đến cơ quan đăng kí kinh doanh. Kết quả là cơ quan đăng kí kinh doanh đã từ chối việc mở phòng giao dịch trên với lí do :” Giám đốc Chi nhánh A ký tên thừa ủy quyền của người đại diện theo pháp luật Ngân hàng X trên văn bản thông báo, nhưng không được đóng dấu của Chi nhánh A mà phải đóng dấu của Ngân hàng X mới bảo đảm tư cách pháp nhân, mới phù hợp tư cách nhân danh bên ủy quyền”. Thực tế có phải vậy không?

Cổ phần biểu quyết hay phiếu biểu quyết?

Trên TBKTSG số 40-2011 (ngày 29.09.2011) tác giả Cao Huyền Trang đã đặt ra câu hỏi như trên. Trong bài viết, tác giả có dẫn một tranh chấp có liên quan. Một công ty cổ phần có 10 cổ đông. Trong đó có 8 cổ đông nắm giữ 70% cổ phần phổ thông và 2 cổ đông còn lại nắm giữ 30% cổ phần phổ thông. ĐHĐCĐ của một công ty thông qua quyết định, trong đó tám thành viên tán thành, hai thành viên (đang nắm giữ 30% cổ phần phổ thông) không có ý kiến.

Rủi ro từ việc nhận chuyển nhượng cổ phần công ty chưa niêm yết

Tòa án nhân dân Thành phố H. đã tuyên một hợp đồng chuyển nhượng cổ phần vô hiệu. Cụ thể, nguyên đơn (sau đây gọi tắt là A) mua cổ phần của một cổ đông ở một công ty cổ phần (gọi tắt là B), chiếm tỷ lệ 30% cổ phần phổ thông với giá 800 triệu đồng. Sau khi ký hợp đồng, A giao cho B 600 triệu đồng, A sẽ thanh toán số tiền còn lại sau khi đã làm thủ tục sang tên.

Bán công ty giá 1 USD có trái luật?

G ầ n đ ây báo chí xôn xao chuy ệ n m ộ t công ty ch ỉ b ỏ ra 1USD để mua m ộ t công ty n ợ tri ệ u USD. Th ươ ng v ụ mua bán m ộ t doanh nghi ệ p v ố n thu ộ c top 500 doanh nghi ệ p t ư nhân l ớ n nh ấ t c ủ a Vi ệ t Nam v ớ i giá ch ỉ 1USD t ạ i H ả i Phòng đượ c mô t ả là “hi ệ n t ượ ng x ư a nay ch ư a có”. V ẫ n có nhi ề u ý ki ế n quan ng ạ i v ề vi ệ c tr ố n tránh ngh ĩ a v ụ tr ả n ợ khi mà công ty mua (sau đ ây t ạ m g ọ i là công ty A) v ố n đ i ề u l ệ ch ỉ có vài t ỷ đồ ng. B ả n ch ấ t c ủ a câu chuy ệ n không ph ả i nh ư v ậ y.