Chuyển đến nội dung chính

Bài đăng

Sự lúng túng khó hiểu trong ứng xử với trái phiếu Bất động sản

  Bình luận của TS. Phạm Hoài Huấn trên Saigon Times ngày 02/03/2023 Bối cảnh Năm 2023 sẽ có khoảng 130.000 tỷ trái phiếu của các doanh nghiệp bất động sản (Trái Phiếu Bất động sản) đáo hạn. Trong bối cảnh thanh khoản của thị trường đang lao dốc không phanh, tiến độ các dự án bị trì hoãn vì chưa đáp ứng các yêu cầu về pháp lý và ảnh hưởng của suy thoái dẫn đến sức mua bất động sản kém, hệ quả của việc này dẫn đến điều gì? Nhìn từ khía cạnh tài chính, có vài điều sau đây là đáng chú ý:
Các bài đăng gần đây

Một cách chia cổ tức...kì lạ

  Bình luận của TS. Phạm Hoài Huấn trên The Saigon Times ngày 09.02.2023 Đại hội đồng cổ đông thường niên cũng là dịp để quyết định rất nhiều thứ quan trọng, trong đó vấn đề chia cổ tức là một trong những điểm được các nhà đầu tư quan tâm. Trong bối cảnh đó, một công ty cổ phần vừa thông qua nghị quyết HĐQT về tiêu chuẩn để tham gia vào “Giới tinh hoa” . Theo đó, điều kiện tiên quyết để bước vào “Giới tinh hoa” là sở hữu 4 triệu cổ phiếu của công ty và có sẵn 1-3 tỷ đồng để công ty huy động tối đa 3 tháng với lãi suất bằng lãi suất tiết kiệm của ngân hàng thương mại X.

Chuyện đập hoa vào chiều 30 Tết

Tết đến có tám vạn bốn trăm bảy mươi hai chuyện để nói. Như có một chuyện cứ xảy ra hoài nên chẳng đặng đành, phải nói. Số là tờ Tin Nhanh Việt Nam (VNExpress) chia sẻ hình ảnh các tiểu thương đập bỏ hoa Tết vào chiều 30 tháng chạp. Chuyện này xảy ra chắc cũng được vài năm rồi. Lý do đằng sau là người bán không muốn bán hoa cho những người mua đang ép giá họ với những mức giá rẻ mạt. 

Những kì vọng vào Uỷ ban Cạnh tranh Quốc gia

  Bài đăng trên SaigonTimes 08/12/2022 Nghị định 96/2022/NĐ-CP ban hành ngày 29/11/2022, trong Cơ cấu tổ chức của Bộ Công thương đã ghi nhận Uỷ ban Cạnh tranh quốc gia. Đây là một thông tin thú vị. Tôi tin, cơ quan này sẽ có nhiều việc phải làm trong bối cảnh kinh tế suy thoái. Khi nguồn lực kinh tế của xã hội được sắp xếp và phân bổ lại thông qua các giao dịch M&A, thì đó cũng là lúc cần phải có người coi ngó, đánh giá liệu quá trình dịch chuyển sở hữu và/hoặc kiểm soát các doanh nghiệp ấy có mang lại lợi ích cho thị trường không hay sẽ góp phần tạo ra những con quái vật mang tên Độc Quyền .

Hợp đồng M&A: Những thoả thuận tiêu chuẩn (P2)

Trong bài trước, tôi đã giới thiệu Quyền Cùng Bán (Tag-along right). Bạn có thể đọc lại bài này ở đây. Tuy vậy quyền cùng bán có một người anh em luôn song hành đó Quyền Kéo Theo (Drag-along right). 

Hợp đồng M&A: Những thoả thuận tiêu chuẩn

  Giao dịch M&A thường được cấu trúc ở hai dạng là Mua Bán Cổ Phần hoặc Mua Bán Tài Sản. Có thể nói, Hợp đồng là linh hồn của một giao dịch. Phong cách của các hãng khác nhau cũng như kinh nghiệm của luật sư mà hợp đồng có thể khác nhau, nhưng thông lệ thị trường thì các hợp đồng [mua bán cổ phần] luôn có những thoả thuận, gọi nôm na là các “thoả thuận tiêu chuẩn”. Có nghĩa nó là những thoả thuận đóng vai trò không thể thiếu trong các deal M&A và gần như được mặc định mà Bắt-Buộc-Phải-Có trong Hợp đồng. Sau đây, xin lần lượt giới thiệu các điều khoản ấy .

Từ việc Hoa hậu Thuỳ Tiên bị kiện

  Phát ngôn của Hoa hậu Thùy Tiên “Vụ kiện là một rủi ro đối với sự nghiệp của tôi” đã khiến tôi chú ý. Bởi phải thú thật là trước giờ tôi không quan tâm lắm các bạn hoa hậu. Vì cơ bản là số lượng các cuộc thi hoa hậu, kéo theo đó là số lượng các Hoa hậu, được tổ chức nhiều quá. Một dạng giống như lạm phát vậy. Và cũng như lạm phát về kinh tế làm cho tiền bạc bị mất giá, lạm phát Hoa hậu, có lẽ, cũng làm cho Hoa hậu không được danh giá nhiều như trước đây