Chuyển đến nội dung chính

Rủi ro từ việc nhận chuyển nhượng cổ phần công ty chưa niêm yết

Tòa án nhân dân Thành phố H. đã tuyên một hợp đồng chuyển nhượng cổ phần vô hiệu. Cụ thể, nguyên đơn (sau đây gọi tắt là A) mua cổ phần của một cổ đông ở một công ty cổ phần (gọi tắt là B), chiếm tỷ lệ 30% cổ phần phổ thông với giá 800 triệu đồng. Sau khi ký hợp đồng, A giao cho B 600 triệu đồng, A sẽ thanh toán số tiền còn lại sau khi đã làm thủ tục sang tên.

Tuy nhiên, sau đó A không thấy B cũng như phía công ty đề cập gì đến chuyển nhượng cổ phần với thủ tục sang tên cổ phần . Do vậy A yêu cầu B nếu không sang tên được thì trả tiền.
B cho hay đã liên hệ với Sở Kế hoạch và Đầu tư, B được hướng dẫn là do thành lập hơn ba năm nên không phải chỉnh lại danh sách cổ đông sáng lập. Công ty chỉ cần thông báo cho Phòng Đăng ký kinh doanh của Sở cấp sổ cổ đông cho cổ đông mới là được. Nhưng vì lúc này A chưa thanh toán hết tiền nên công ty không thể thực hiện việc cấp sổ cổ đông cho A.

Tòa án nhân dân Thành phố H nhận định hợp đồng chuyển nhượng cổ phần không được thực hiện đầy đủ là do hai bên đương sự lẫn phía công ty A không thanh toán hết số tiền theo hợp đồng, còn B thì không kết hợp với công ty tiến hành thủ tục đăng ký theo luật định. Từ đó, Tòa tuyên hợp đồng chuyển nhượng cổ phần trên là vô hiệu, không làm phát sinh quyền và nghĩa vụ pháp lý giữa các bên, A trả lại cho B 600 triệu đồng.
Trên thực tế, vấn đề không phải như vậy.

Mô hình công ty cổ phần lúc ban đầu được xác định là một kênh huy động vốn hữu hiệu. Muốn người ta mạnh dạn đầu tư, pháp luật phải bảo đảm bằng những cơ chế để nhà đầu tu có thê hưởng lợi từ quá trình đầu tư đó. Cơ chế đó chính là cơ chê tự do chuyển nhượng cổ phần. Theo đó, khi giá cổ phiếu tăng cao, nhà đầu tư có thể bán cho người có nhu cầu mua để hưởng chênh lệch. Đó cũng là sự khác biệt căn bản giữa công ty cổ phần và công ty trách nhiệm hữu hạn. Trong khuôn khổ của bài viết, tác giả chỉ bàn về cơ chế chuyển nhượng cổ phần trong các công ty chưa niêm yết. Đối với chuyển nhượng cổ phần trong công ty niêm yết, nguyên tắc căn bản thì vẫn thế, nhưng có một vài thay đổi, sẽ không được đề cập.

Nguyên tắc này được ghi nhận một cách đầy đủ trong Luật doanh nghiệp năm 2005. Theo đó, cổ đông được tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho người khác trừ hai ngoại lệ: (i) Cổ phần ưu đãi biểu quyết cấm không được chuyển nhượng và (ii) Cổ phần phổ thông của cổ đông sảng lập trong 3 năm đầu khi công ty được thành lập chỉ được chuyển nhượng cho người không phải là cổ đông sáng lập nếu được sự chấp thuận của Đại hội đồng cổ đông (điểm d khoản 1 Điều 79 và khoản 5 Điều 84 Luật doanh nghiệp năm 2005).

Áp dụng trong tình huống được đề cập, B chuyển nhượng cổ phần cho A, nhưng không thuộc hai trường hợp trên. Theo quy định của Luật doanh nghiệp năm 2005 thì hành vi chuyển nhượng này là hợp pháp. Tuy nhiên Luật doanh nghiệp năm 2005 quy định: “Cổ đông sở hữu từ 5% tổng cổ phần trở lên phải được đăng ký với cơ quan đăng ký kỉnh doanh có được đăng ký với cơ quan đăng ký doanh có thẩm quyền trong thời hạn bảy ngày làm việc, kể từ ngày có được tỷ lệ sở hữu đó (khoản 4 Điều 86 Luật doanh nghiệp năm 2005). Đây cũng là cơ sở để Tòa án tuyên giao dịch chuyển nhượng cổ phần này là vô hiệu.

Để xác định giá trị pháp lý của giao dịch chuyển nhượng 30% cổ phần phổ thông được đề cập, cần phải hiểu mục đích của quy định này. Theo quy định của Điều 87 Luật doanh nghiệp năm 2005 “Sau khi cổ phần được bán, công ty phải phát hành và trao cổ phiếu cho người mua. Công ty cỏ thể bán cổ phần mà không trao cổ phiếu” . Ý nghĩa của sổ đăng ký cổ đông chính là bằng chứng ghi nhận quyền sở hữu cồ phần của cổ đông trong trường hợp công ty bán cô phân mà không trao cổ phiếu. Xét về mặt quy trinh: cổ đông bắt buộc phải thanh toán xong cho công ty, đến lượt mình công ty phải ghi tên cổ đông vào sổ đăng ký. Như vậy, các doanh nghiệp hoạt động luôn đặt dưới sự quản lý nhà nước. Do vậy mới có quy định là cổ đông sở hữu từ 5% tổng số cổ phần trở lên phải được đăng ký với cơ quan đăng ký kinh doanh. Việc đăng ký với cơ quan nhà nước chỉ xảy ra sau khi đã xác lập quyền sở hữu.

Trong tình huống này, cái mà B trao cho A để nhận khoản tiền 800 triệu đồng chính là các quyền của B trong công ty. Do đó, mối quan hệ này bản chất không ảnh hưởng đến công ty. Do vậy, công ty không có quyền chấp thuận hoặc ngăn cản việc chuyển nhượng. Nếu các bên đã hoàn thành nghĩa vụ với nhau, thì công ty phải có nghĩa vụ thay đổi tên của B thành tên của A trong sổ đăng ký cổ đông. Đồng thời, chỉ khi nào giao dịch này hoàn tất, A đã có quyền sở hữu 30% cổ phần nói trên thì mới phát sinh chuyện đăng ký với cơ quan đăng ký kinh doanh.
Với các phân tích trên, việc Tòa án dựa vào quy định tại I khoản 4 Điều 86 Luật doanh nghiệp năm 2005 tuyên hợp đồng này vô hiệu là chưa thỏa đáng.

Khuyến nghị
Việc mua cổ phần ở công ty chưa niêm yết như trong tình huống nêu trên tiềm ẩn rủi ro xuất phát từ quan niệm cứng nhắc về việc đăng ký sở hữu đối với các cổ đông sở hữu cổ phần lớn. Do vậy, nhằm quản trị rủi ro ngay từ đầu, các bên nên tiên hành việc ký kết hợp đồng dựa trên cơ sở có xác nhận của đại diện công ty. Điều này sẽ giúp bên mua dễ dàng yêu cầu công ty cập nhật thông tin của mình vào sổ đăng ký cồ đông cũng như đăng ký biến động thông tin cổ đông lớn với cơ quan đăng ký kinh doanh có thẩm quyền. Qua đó loại trừ khả năng công ty từ chối thực hiện nghĩa vụ cập nhật thông tin với lý do công ty không biết việc chuyển nhượng.

 Bài này tôi đã đăng trên Saigon Times ngày 19/09/2013

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Hợp đồng M&A: Những thoả thuận tiêu chuẩn

  Giao dịch M&A thường được cấu trúc ở hai dạng là Mua Bán Cổ Phần hoặc Mua Bán Tài Sản. Có thể nói, Hợp đồng là linh hồn của một giao dịch. Phong cách của các hãng khác nhau cũng như kinh nghiệm của luật sư mà hợp đồng có thể khác nhau, nhưng thông lệ thị trường thì các hợp đồng [mua bán cổ phần] luôn có những thoả thuận, gọi nôm na là các “thoả thuận tiêu chuẩn”. Có nghĩa nó là những thoả thuận đóng vai trò không thể thiếu trong các deal M&A và gần như được mặc định mà Bắt-Buộc-Phải-Có trong Hợp đồng. Sau đây, xin lần lượt giới thiệu các điều khoản ấy .

Du học: Khoản đầu tư lời hay lỗ?

Bố mẹ chi gần 9 tỷ đồng du học, cô gái 30 tuổi nhẩm tính làm 19 năm mới đủ “hồi vốn”: Nhiều du học sinh “vỡ mộng” khi về nước vì "lỗ to" bất ngờ. Đây là tựa một bài báo mà tôi đọc được sáng nay. Chắc cũng có kha khá bạn du học tự túc sẽ có cảm nhận tương tự. Nhân một ngày nắng đẹp, tôi nói chuyện Lời Lỗ Khi Du Học cho bạn nghe nhen. Cái gì thú vị thì nghe, không đồng ý cũng không sao, miễn đừng quạu...

Bộ Nguyên tắc Hợp Đồng Thương mại Quốc tế

Principles Of international commercial contracts (PICC) của International Institute for the Unification of Private Law (UNIDROIT) xứng đáng là cuốn sách gối đầu giường, dù là người đã hành nghề nhiều năm trong lĩnh vực Hợp đồng hay đang bước đầu tìm hiểu lĩnh vực Pháp Luật Hợp Đồng thì cuốn này vẫn phù hợp với bạn.