Chuyển đến nội dung chính

Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ Tháng 3, 2021

[Giới thiệu sách]- Bình luận án: Tranh chấp điển hình trong quản trị công ty

Luật pháp thường được cho là tĩnh, vô hồn và khô khan.  Nếu chỉ đọc quy định pháp luật trong môi trường “chân không”, người đọc thường cảm thấy không thú vị.  Quy định pháp luật không chuyển tải tình cảm, chỉ ngắn gọn và tập trung vào việc nêu quyền và nghĩa vụ của các bên trong một quan hệ cụ thể và hậu quả pháp lý áp dụng khi có vi phạm.  

Điểm mới về Quản trị Công ty Niêm yết

Những điểm mới về Quản trị Công ty niêm yết được phát hành bởi Sở giao dịch chứng khoán TP.HCM. Trong đó, Sở tóm tắt những điểm chính yếu. Bạn quan tâm có thể tải về từ link đính kèm nhé. Tải về

Bình luận Đề án thí điểm phát triển doanh nghiệp nhà nước quy mô lớn

Bài đăng trên Saigon Times ngày 18.3.2021 Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã có tờ trình về việc Phát triển doanh nghiệp nhà nước quy mô lớn, đặc biệt là tập đoàn kinh tế nhà nước đa sở hữu nhằm phát huy vai trò mở đường, dẫn dắt cho doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác, phù hợp với chủ trương, đường lối của Đảng trong thời kỳ mới ("Đề án"). Theo đó, 7 doanh nghiệp nhà nước có tổng tài sản trên 20 nghìn tỷ đồng trở lên thuộc 4 lĩnh vực được đề xuất để nghiên cứu thí điểm tham gia Đề án phát triển doanh nghiệp nhà nước quy mô lớn phát huy vai trò dẫn dắt, mở đường.  Chúng tôi cho rằng đây là một chính sách quan trọng và việc triển khai sẽ theo đó tác động lớn đến nền kinh tế Việt Nam, chí ít là trong thập niên tiếp theo. Đồng thời, trên tinh thần ôn cố tri tân, để tránh những hệ luỵ nặng nề do các doanh nghiệp nhà nước yếu kém gây ra đối với nền kinh tế, mà vụ Vinashin là một ví dụ, việc lựa chọn và thí điểm này cần phải có cách tiếp cận thận trọng. Bài viết này đánh giá cách

Tư duy cho sự phát triển

Bài   đăng trên Saigon Times ngày 25.2.2021 COVID-19 đã tác động thật mạnh mẽ đến nền kinh tế thế giới, trong đó có Việt Nam. Nhưng tôi cũng nhìn thấy trong cuộc khủng hoảng ấy những mầm mống của hi vọng. Bởi, khi khủng hoảng kinh tế quét sạch các doanh nghiệp yếu kém, thị trường sẽ có những khoảng trống. Khoảng trống ấy càng bị cơi nới thêm trong cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung. Đó cũng là lúc thị trường cần phải được tái lập và những khoảng trống thị trường cần phải được lấp đầy.

Cá nhân kinh doanh trong các ưu tiên phát triển

Bài đăng trên Báo Diễn đàn doanh nghiệp ngày 24.2.2021 Trong cuộc cafe chiều qua, cậu học trò bảo “nhà em đã thanh lý gần hết hàng. Chắc cố thêm vài hôm nữa cho xong để kịp bàn giao cho khách thuê mặt bằng”. Số là nhà cậu học trò ở một khu chợ của Sài gòn, bán đủ tất cả các thể loại hàng gia dụng từ thau chậu, chén bát đến lư hương, đồ thờ cúng. Bà mẹ bán buôn đã ngót 30 năm. Nuôi con ăn học, xây nhà…đều từ cái tiệm bán hàng tạp hoá ấy. Trong những ngày gần đây, sức khoẻ bà mẹ yếu đi vì bệnh tật, phần vì buôn bán không tốt, phần thì con cái cũng lớn khôn, bà mẹ quyết định nghỉ hưu, thanh lý toàn bộ hàng họ và cho người ta thuê mặt bằng.

Luật phá sản - bài giảng tham khảo

Cuộc họp thường kì tháng 3 năm 2021 của Chính phủ phát đi một thông điệp mạnh mẽ là sẽ áp dụng mạnh mẽ Luật Phá sản với các Dự án yếu kém, không hiệu quả. Trên tinh thần đó, nhằm giúp các bạn có quan tâm hiểu và tiếp cận một cách dễ dàng với Luật Phá sản, tôi xin gửi các bạn một bài mà tôi đã soạn thời gian trước. Chi tiết, trong file đính kèm dưới đây. Tải về

Tác động bất lợi của Luật Cạnh tranh đến giao dịch M&A

Bài   đăng trên Thời báo Kinh tế Sài gòn số 10-2021. Có nhiều lý do để các doanh nghiệp tiến hành các giao dịch thâu tóm, sáp nhập. Hoàn thiện chuỗi sản xuất, giảm sức ép cạnh tranh hoặc tận dụng tính kinh tế của qui mô. Trong bối cảnh kinh tế khó khăn vì đại dịch covid, sự đứt gãy chuỗi cung ứng, nhu cầu liên kết thông qua các giao dịch thâu tóm, sáp nhập (“sau đây sẽ gọi tắt là M&A”) sẽ gia tăng [1] . 

Hết “đốt tiền” thì tới mô hình gì?

Bài đăng trên Thời báo Kinh tế Sài gòn ngày 13/12/2019 Với phương châm “phá đảo cấu hình”, trong nhiều năm Xiaomi đã định hình mình là một doanh nghiệp cung cấp sản phẩm cấu hình tốt với mức giá dễ chịu. Chính chiến lược này đã giúp Xiaomi vươn lên thật mạnh mẽ, trở thành nhà sản xuất điện thoại thứ tư thế giới, bất chấp những quan ngại về quyền riêng tư của người dùng.