Chuyển đến nội dung chính

Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ Tháng 9, 2020

Chuyện về giao tiếp trong doanh nghiệp

  Sáng nay, một người bạn facebook đăng một câu hỏi của con trai ông ấy “ Tại sao ở Stanford, sinh viên không gọi thầy bằng giáo sư mà chỉ gọi bằng tên? Như vậy có vô lễ không ”. Thật là một câu hỏi thú vị. Nó phản ánh cái khác biệt lớn về văn hoá, chí ít là giữa Hoa Kỳ và Việt Nam. Để tôi kể bạn nghe một chuyện khác nhé.

Lời khuyên cho ai muốn làm pháp chế

Có một thực tế khá khắc nghiệt với những tân cử nhân hoặc sinh viên luật đó là muốn trở thành một luật sư nội bộ (hoặc pháp chế, trong bài này để thuận tiện thì hai thuật ngữ này dùng với nghĩa tương đương và có thể thay thế cho nhau) đó là các bạn phải CÓ KINH NGHIỆM. Vấn đề là mới vừa tốt nghiệp thì lấy đâu ra kinh nghiệm? Nhìn vào bản chất của vấn đề, có hai điểm sau cần quan tâm: Một là : Bộ phận pháp chế tại DN không bao giờ là bộ phận có lực lượng hùng hậu (bất kể qui mô doanh nghiệp cỡ nào). Đặc biệt ở các doanh nghiệp vừa và nhỏ, bạn là người duy nhất nắm mảng pháp lý, bạn được kì vọng phải giải quyết nhữg việc x, y … nào đó. Ở điểm này, ta thấy doanh nghiệp muốn có một người LÀM ĐƯỢC VIỆC. Và khái niệm làm được việc được chuyển tải trong các thông báo tuyển dụng thành CÓ KINH NGHIỆM. Hai là : Trừ những doanh nghiệp thuộc nhóm đa quốc gia, đa phần các doanh nghiệp vừa và nhỏ bị sức ép lớn trong ngân sách dành cho nhân viên pháp chế. Nói cách khác, ngân sách các doanh nghi

[Sách] - Luật Doanh nghiệp Việt Nam: Tình huống Dẫn giải Bình luận

  Luật Doanh nghiệp Việt Nam: Tình huống – Dẫn giải – Bình luận  là một trong những cuốn sách chuyên khảo đầu tiên của Việt Nam viết ngay khi Luật Doanh nghiệp 2014 có hiệu lực. Từ năm 2015, ấn phẩm này liên tục nằm trong danh sách best seller của Nhà xuất bản Chính trị quốc gia – Sự thật. Tính đến 2020 đã có năm [05] ấn bản được sửa đổi bổ sung với gần 10.000 cuốn sách đã phát hành rộng rãi trên toàn quốc. Nội dung sách phân tích qui định của pháp luật doanh nghiệp liên quan đến các loại hình doanh nghiệp tại Việt Nam. Điểm độc đáo là ấn phẩm này kết hợp kiến thức hàn lâm với rất nhiều vụ việc thực tiễn mà TS. Phạm Hoài Huấn cóp nhặt trong suốt hơn 10 năm tư vấn về Quản trị và M&A. Chính điều này đã làm cho những trang sách trở nên thật sống động và mang đầy hơi thở của thực tiễn.    

Tại sao lương tân cử nhân luật thấp?

Sáng nay các báo đưa tin Diễn viên Huy Khánh đóng cửa toàn bộ 4 cửa hàng Sữa chua mà vợ chồng anh mở 2 tháng trước. Theo chia sẻ thì có hai lý do chính : Một: Không ngờ là việc kinh doanh lại khó như vậy ; và Hai: Không sắp xếp được thời gian . Đọc tin này, tôi nghĩ có những điểm tương đồng đối với các tân cử nhân luật. Lý do là, có nhiều bạn bạn giỏi giang và năng động, nhưng khi tốt nghiệp thì vẫn cứ lận đận. Tương tự như việc kinh doanh của Huy Khánh, điểm chung của các tân cử nhân luật [phải nhận lương thấp] là bạn chưa trang bị cho mình những kĩ năng cần thiết về mặt nghề nghiệp. Huy Khánh mở quán, bạn ấy buộc phải trang bị cho mình những kỹ năng để làm kinh doanh: Quản lý chuỗi cung ứng, quản lý nhân viên, dòng tiền, trải nghiệm người dùng…Việc không thuần những kĩ năng này, làm cho bạn ấy bị mất thời gian, bị bất ngờ, mệt mỏi. Nghề Luật cũng vậy thôi. Bên cạnh việc nắm vững kiến thức chuyên môn, bạn cần trang bị cho mình những kỹ năng của nghề luật. Trong đó, ba [03] kỹ

Cái khó nhất khi soạn hợp đồng là gì?

Hỏi: Cái khó nhất khi soạn hợp đồng là gì? Khó nhất chính là không biết Cấu trúc của một cái Hợp đồng gồm những PHẦN nào. Trường Luật không dạy cho sinh viên điều ấy. Và theo một cách nào đó rất phổ biến, những người mới hành nghề Luật ở Việt Nam vẫn cứ phải soạn Hợp đồng theo thói quen và các mẫu sẵn có. Điều ấy thật vất vả cho các bạn.