Chuyển đến nội dung chính

Case study: Logic trình bày

Hình đính kèm là một thông báo của một bệnh viện lớn của TP.HCM. Nó giông giống với các thông báo của các bệnh viện khác ở Việt Nam. Thông báo này cũng không có gì đặc biệt, ngoại trừ việc nó vẫn còn 2 lỗi sau đây:

 

LỖI NỘI DUNG

Lỗi 1

Có nhiều chi tiết thừa. Bản chất của thông báo này là “những người sau đây được ưu tiên khám nhanh và nơi đăng ký là các quầy 2, 3, 4”.

Với nội dung như vậy thì cách thức mà Bảng Thông báo đang thể hiện là chưa tối ưu. Sau đây là gợi ý sửa:

Quầy khám ưu tiên: 02, 03, 04

Áp dụng với:

- Tuổi trên 75 hoặc dưới 6

- Người khuyết tật

- Mang thai trên 7 tháng

- Người có công với cách mạng

 

Lỗi 2

Có năm (05) đối tượng ưu tiên được liệt kê ở Thông báo. Nguyên tắc chung là khi có nhiều đối tượng thì thứ tự ưu tiên sẽ được xác lập như thế nào? 

 

LỖI HÌNH THỨC

Chắc bạn cũng thừa nhận là về mặt look & feel, Thông báo này là quá xấu. 

Trong một thông báo mà sử dụng 3 size chữ khác nhau. 

Tại sao dòng cuối, ghi quầy đăng ký có hình (symbol) nhưng dòng khác về các đối tượng áp dụng lại không? Và quan trọng là hình sao lại là một người phụ nữ mà không phải là biểu tượng 1 cái quầy?

 

KẾT

Công bằng mà nói, những lỗi của bảng thông báo này cũng chả làm chết người. Trong bối cảnh của thị trường chăm sóc sức khỏe còn chưa mang nhiều yếu tố cạnh tranh, cũng không vì những yếu kém này mà bệnh viện kia sẽ giảm doanh số. Nhưng rõ ràng, nó phản ánh một tư duy không nghiêm túc và một cách làm việc xuề xòa. 

 

Giả sử, nếu một người nào đó có thẩm quyền trong bệnh viện này ý thức về vấn đề logic và hình thức trình bày của các bảng thông báo, thì nó không chỉ dừng lại ở câu chuyện về một bảng thông báo, mà nó là cách nhìn nhận về hành nghề, về quản lý đấu thầu, quản lý hồ sơ…

Và mục tiêu của câu chuyện này không chỉ nhằm nói về một thông báo trong bệnh viện. Hãy luôn nghiêm khắc hơn với chính mình trong các văn bản mà mình làm ra. Phải trả lời cho các câu hỏi: Tại sao lại phải viết cái này? Nếu không viết thì có vấn đề gì không? Tại sai cái này nằm ở đây mà không phải ở chỗ khác?.

Nhận xét

  1. Bài này em cũng phải đọc đi đọc lại 3, 4 lần để hiểu hàm ý Thầy muốn nói và nhắc nhở ở đây là gì. Là một người có phong cách văn phong xuề xòa và làm việc không có nguyên tắc nhiều như em, bài viết này thật có nhiều thứ đáng suy ngẫm lại và học hỏi thêm. Chúc Thầy luôn khỏe mạnh và không phải đến những nơi như bệnh viện lớn thế này để thấy những thông báo có nhiều lỗi như trên nhé.

    Trả lờiXóa

Đăng nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Hợp đồng M&A: Những thoả thuận tiêu chuẩn

  Giao dịch M&A thường được cấu trúc ở hai dạng là Mua Bán Cổ Phần hoặc Mua Bán Tài Sản. Có thể nói, Hợp đồng là linh hồn của một giao dịch. Phong cách của các hãng khác nhau cũng như kinh nghiệm của luật sư mà hợp đồng có thể khác nhau, nhưng thông lệ thị trường thì các hợp đồng [mua bán cổ phần] luôn có những thoả thuận, gọi nôm na là các “thoả thuận tiêu chuẩn”. Có nghĩa nó là những thoả thuận đóng vai trò không thể thiếu trong các deal M&A và gần như được mặc định mà Bắt-Buộc-Phải-Có trong Hợp đồng. Sau đây, xin lần lượt giới thiệu các điều khoản ấy .

Case Study: Phong cách viết của Luật sư In-house

  Phê tê bút hoặc tại các Hội thảo, người ta hay nói Luật sư chuyên nghiệp và Luật sư In-house rất khác nhau. Vấn đề là ít người nói cho bạn nghe khác nhau là khác thế nào. Ôi thì có tám vạn bốn ngàn hai trăm sáu mươi bảy cái khác nhau. Nhưng hôm nay, tôi kể bạn nghe một sự khác nhau rất thú vị và có lẽ là lớn nhất giữa hai nghề này: Phong cách viết. Diễn đạt thì dài dòng, tôi dùng một case nhỏ để bạn dễ hình dung vậy.

Bộ Nguyên tắc Hợp Đồng Thương mại Quốc tế

Principles Of international commercial contracts (PICC) của International Institute for the Unification of Private Law (UNIDROIT) xứng đáng là cuốn sách gối đầu giường, dù là người đã hành nghề nhiều năm trong lĩnh vực Hợp đồng hay đang bước đầu tìm hiểu lĩnh vực Pháp Luật Hợp Đồng thì cuốn này vẫn phù hợp với bạn.