Chuyển đến nội dung chính

Nghĩ về nền giáo dục từ chuyện người ôm con rắn vào bệnh viện

Sáng nay đọc câu chuyện về anh Tâm, người đã vào bệnh viện cùng con rắn Hổ Mang Chúa dài 4,5m. Tôi đã thật sự xúc động. Sau vài bài mang tính giật gân, thì câu chuyện đàng sau là:

Anh Tâm là lao động tự do. Năm ngoái bị tai nạn, chưa lành nên không đi làm được. Sắp đến năm học mới, anh lo lắng vì không có tiền cho con đi học. Thấy con rắn rất to, anh quyết tâm bắt để bán, lấy tiền cho con đi học. Anh đã bị con rắn cắn vào chân, và quấn chặt vào tay. Gia đình đã chở lên bệnh viện và hiện tình trạng anh đang nguy kịch.

Bỏ qua khía cạnh tình thương của cha dành cho con, tôi nhìn thấy ở đây một sự cố gắng lớn lao mà các gia đình Việt Nam dành cho con cái. Tôi không có đủ số liệu để thống kê một cách bài bản, nhưng với quan sát cá nhân, tôi cho là mức chi tiêu dành cho giáo dục trong tổng ngân sách của GIA ĐÌNH Việt Nam là rất lớn. Đặc biệt tỷ lệ này ở nông thôn tôi cho là cao hơn thành thị rất nhiều. Tỷ lệ chi tiêu càng gia tăng khi bậc học của con cái càng cao.

Có ba (03) điều mà tôi cho rằng nhà hoạch định chính sách giáo dục cần quan tâm:

Một là: Tính hiệu quả của nền giáo dục Việt Nam. Chất lượng nguồn nhân lực của Việt Nam đang ở đâu? Thay vì nguồn vốn này dành cho sản xuất, y tế, sức khoẻ, hoặc tiêu dùng các gia đình dành một nguồn lực lớn cho giáo dục nhưng nếu một nền giáo dục kém hiệu quả, cũng đồng nghĩa các khoản đầu tư từ các gia định Việt Nam đang bị lãng phí. Nhìn từ góc độ này, cảm nhận là rất đau lòng.

Hai là: Các chính sách hỗ trợ giáo dục, mà trước hết là việc tiếp cận nguồn hỗ trợ tài chính với lãi suất ưu đãi có nên được đẩy mạnh. Mặc dù về mặt lý thuyết, đến thời điểm này, sinh viên vẫn có thể vay để đóng học phí, nhưng có vẻ về mặt thực tiễn, số lượng sinh viên được tiếp cận nguồn vốn này còn rất hạn chế.

Ba là: Một đánh giá mang tính hệ thống về mặt chất lượng và/hoặc nhu cầu về nguồn nhân lực của toàn bộ nền kinh tế Việt Nam. Mặc dù Bộ giáo dục đang nắm quyền cấp chỉ tiêu đào tạo cho các trường, nhưng trên thực tế, với tư cách là cơ quan quản lý về giáo dục, Bộ vẫn còn nợ công chúng một báo cáo về việc ngành nào đang đào tạo bao nhiêu [thừa hay thiếu] so với nhu cầu của xã hội, báo cáo tương quan giữa đào tạo đại học và đào tạo nghề.

Chưa giải quyết những vấn đề này, việc nâng cao chất lượng Vốn Nhân Lực (Human Caiptal) có lẽ sẽ còn lắm chông gai.

Quay trở lại chuyện anh Tâm, cầu chúc anh chóng bình phục và mong anh sẽ có nhiều may mắn trong những ngày sắp tới.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Hợp đồng M&A: Những thoả thuận tiêu chuẩn

  Giao dịch M&A thường được cấu trúc ở hai dạng là Mua Bán Cổ Phần hoặc Mua Bán Tài Sản. Có thể nói, Hợp đồng là linh hồn của một giao dịch. Phong cách của các hãng khác nhau cũng như kinh nghiệm của luật sư mà hợp đồng có thể khác nhau, nhưng thông lệ thị trường thì các hợp đồng [mua bán cổ phần] luôn có những thoả thuận, gọi nôm na là các “thoả thuận tiêu chuẩn”. Có nghĩa nó là những thoả thuận đóng vai trò không thể thiếu trong các deal M&A và gần như được mặc định mà Bắt-Buộc-Phải-Có trong Hợp đồng. Sau đây, xin lần lượt giới thiệu các điều khoản ấy .

Case Study: Phong cách viết của Luật sư In-house

  Phê tê bút hoặc tại các Hội thảo, người ta hay nói Luật sư chuyên nghiệp và Luật sư In-house rất khác nhau. Vấn đề là ít người nói cho bạn nghe khác nhau là khác thế nào. Ôi thì có tám vạn bốn ngàn hai trăm sáu mươi bảy cái khác nhau. Nhưng hôm nay, tôi kể bạn nghe một sự khác nhau rất thú vị và có lẽ là lớn nhất giữa hai nghề này: Phong cách viết. Diễn đạt thì dài dòng, tôi dùng một case nhỏ để bạn dễ hình dung vậy.

Bộ Nguyên tắc Hợp Đồng Thương mại Quốc tế

Principles Of international commercial contracts (PICC) của International Institute for the Unification of Private Law (UNIDROIT) xứng đáng là cuốn sách gối đầu giường, dù là người đã hành nghề nhiều năm trong lĩnh vực Hợp đồng hay đang bước đầu tìm hiểu lĩnh vực Pháp Luật Hợp Đồng thì cuốn này vẫn phù hợp với bạn.