Thông
tin sách
Tên
sách: Phương pháp phân tích luật viết
Tác
giả: Nguyễn Ngọc Điện
Nhà
xuất bản Chính trị quốc gia sự thật năm 2019
Giá
bán: 77.000đ
Đây
là một cuốn sách mỏng (200 trang). Tuy nhiên giá trị mà nó mang lại xứng đáng để
bạn cân nhắc sở hữu so với trọng lượng của mình. Đặt trong bối cảnh của một quốc
gia với nền pháp luật thành văn như Việt Nam, nhu cầu HIỂU các qui định trong các
văn bản pháp luật là cực kì cần thiết.
Một
điều đáng tiếc là trong một nền tư pháp vận hành chủ yếu dựa trên các văn bản
qui phạm pháp luật và vẫn tồn tại những tranh luận bất tận về sự xung đột giữa
các qui định trong các luật khác nhau như Việt Nam nhưng các công trình nghiên
cứu về phương pháp HIỂU và PHÂN TÍCH các qui định này lại gần như vắng bóng. Chính
vì lẽ đó, việc tác giả Nguyễn Ngọc Điện cho ra đời nghiên cứu này là một điều đáng
trân trọng và có giá trị thực tiễn cao.
Cấu
trúc của sách bao gồm hai phần:
Phần
1: Phân tích luật viết & phương pháp phân tích luật viết.
Phần
2: Áp dụng phương pháp và ghi nhận kết quả.
Theo
đó, phần 1 tác giả đưa ra các khái niệm về luật viết và giới thiệu các phương
pháp phân tích luật viết.
Phần
“đinh” của sách và đồng thời chiếm đến khoảng 80% giá trị của tác phẩm này chính
là chương 3 (nằm trong phần 1) với tiêu đề Phương Pháp Phân Tích Luật Viết. Trong
đó, tác giả đã giới thiệu một cách thú vị nền tảng của phương pháp phân tích pháp
lý truyền thống (được tác giả định danh là phương pháp phân tích câu chữ và chú
giải). Tác giả hướng người đọc dùng các tam đoạn luận để hiểu qui định của pháp
luật. Trong trường hợp các qui định của pháp luật không rõ ràng hoặc thiếu sót,
cách tìm hiểu qui định sẽ như thế nào. Trong trường hợp pháp luật có mâu thuẫn
thì nên hiểu như thế nào. Trong mỗi phân tích, tác giả đều có các ví dụ minh họa,
giúp người đọc dễ dàng tiếp thu và áp dụng phương pháp.
Nhược
điểm
Theo
tôi, tác phẩm này có hai điểm hạn chế, mà nếu được khắc phục, nó sẽ là một nghiên
cứu tuyệt vời.
Thứ
nhất: Danh mục tài liệu tham khảo quá nghèo nàn (24 tài liệu). Tài liệu được tham
khảo cũ từ những năm 1927. Tài liệu mới nhất là năm 2009.
Điều
đó được lý giải phần nào bởi tác phẩm này là một tác phẩm đã từng được xuất bản
nhiều năm trước đây của tác giả. Tôi cho rằng việc công bố lại một tác phẩm mà
thiếu sự cập nhật (ngoại trừ các ví dụ được cập nhật bằng các qui định trong Bộ
luật Dân sự 2015) là một điều đáng tiếc và hoàn toàn không xứng tầm với danh tiếng
của tác giả Nguyễn Ngọc Điện.
Thứ
hai: Trong phương pháp phân tích luật viết, tác giả trình bày phương pháp phân
tích luật bằng các công cụ kinh tế học (economic analysis of law). Tuy vậy, có
vẻ như phương pháp này không phải là sở trường của tác giả, nên tác giả trình bày
về phương pháp này để HIỂU qui định của một văn bản dường như chưa thuyết phục.
Nếu tác giả bỏ đi phương pháp này hoặc đầu tư nhiều hơn cho việc tìm hiểu về phương
pháp này, có lẽ công trình này đã thú vị và mang tính thuyết phục hơn rất nhiều
(chí ít là đối với người đang viết bài này).
Tóm
lại
Mặc
dù vẫn còn vài nhược điểm, nhưng tôi vẫn cho rằng Phương pháp phân tích luật viết
của tác giả Nguyễn Ngọc Điện vẫn là một công trình nghiên cứu có giá trị. Nó sẽ
phù hợp cho các bạn sinh viên chuyên ngành luật và phù hợp cho cả các bạn đang
hành nghề luật chuyên nghiệp đang phải nghiên cứu và hoặc áp dụng qui định pháp
luật trong hoạt động của mình.
Nhận xét
Đăng nhận xét