Chuyển đến nội dung chính

Chuyện xuất cảnh ở xứ Đài và xứ mình

 


Cuối tuần rồi tôi có dịp sử dụng cái Hộ chiếu Gắn chíp mà Việt Nam vừa phát hành [hồi năm rồi]. 

1.      Tôi xuất cảnh tại Đài Loan và thú thật là tôi rất ấn tượng với những gì mà cái Hộ chiếu này có thể làm được. Tôi được làm thủ tục xuất cảnh ở một quầy riêng [so với những ai, bất kể Việt Nam hay nước ngoài, đang sử dụng Hộ chiếu nhưng không gắn chíp]. Qui trình chỉ gồm có 2 bước: (i) scan Hộ chiếu trên một máy scan, (ii) bước đến vị trí để máy quét gương mặt. Vậy là xong, không có bất kì một cán bộ hoặc người có thẩm quyền nào trong toàn bộ qui trình này. Điểm thú vị là khi đến bước thứ hai là quét gương mặt, máy tự động hiện lên dòng chữ hướng dẫn bằng tiếng Việt. Và khi hoàn tất, máy cũng hiện lên câu chào bằng tiếng Việt.

 

2.      Giờ thì đến đoạn nhập cảnh vào Việt Nam. Tôi cũng rất hào hứng khi vào hàng Nhập cảnh Tự động, và tôi tin rằng các bước của mình cũng tương tự như khi xuất cảnh ở Đài Loan. Có xếp hàng một chút nhưng không dài lắm. Cái quan trọng là có vái người đang xài Hộ chiếu chưa gắn chip nhưng vẫn chen vào hàng Nhập cảnh Tự động. Nguồn cơn của chuyện này [có vẻ] xuất phát từ việc nếu không có Hộ chiếu Gắn chíp, nhưng đã đăng ký nhập cảnh tự động thì sau khi đã đăng ký, những người sở hữu hộ chiếu loại này vẫn có thể nhập cảnh tự động tựa như những người có Hộ chiếu gắn chíp.

Từ đó mới có 2 cán bộ ngồi ở mấy cái ghế ở gần máy scan Hộ chiếu nhắc nhở, có người phải ra khỏi hàng vì sực nhớ chưa đăng ký, có người thì đã vào chỗ scan và kéo hành lý đi qua khu vực khác... Tất cả tạo nên sự huyên náo và ồn ào nho nhỏ.

Cuối cùng cũng đến lượt tôi làm thủ tục. Việc scan Hộ chiếu không mượt mà lắm. Có lẽ điều này xuất phát từ chất lượng của các cảm biến trên máy. Đến bước tiếp theo, thay vì quét gương mặt thì Việt Nam lại chọn cách quét vân tay. Máy quét hơi chậm chút nhưng cuối cùng cũng cũng xong. 

 

3.      So với Đài Loan thì việc nhập cảnh tự động của Việt Nam là thua xa lắc. Máy móc của họ tốt hơn, tốc độ đọc nhanh hơn. Nhưng bỏ qua yếu tố chất lượng máy móc thì chính cách làm, hay cái “tâm” của người thiết kế hệ thống này mới chính là điểm đáng bàn. Họ cá nhân hoá rất cao và tạo sự thuận lợi tối đa cho người thụ hưởng dịch vụ. Ngay sau bước sacn hộ chiếu, máy đã xác nhận tôi là người Việt Nam, từ bước 2 đã có cách hướng dẫn bằng tiếng Việt. Với tư cách là một người nước ngoài, bất kể trình độ ngoại ngữ thế nào, việc đọc bằng tiếng mẹ đẻ vẫn mang lại một cảm giác vô cùng thoải mái so với ngoại ngữ. Điều quan trọng là tiếng Việt không phải là tiếng phổ biến trên thế giới mà họ vẫn ưu ái cho mình bằng cách hướng dẫn mình bằng chính thứ tiếng không phổ biến ấy. “Tiên sư bọn Đài, tài thế không biết!”.

 

4.      Nói đi thì cũng nói lại, cá nhân tôi thấy quản lý nhập cảnh tự động của Việt Nam được thế vẫn là đáng khen. Từ chỗ chưa có, nay có áp dụng thì dẫu chập choạng chút trong giai đoạn đầu, thiết nghĩ chúng ta vẫn nên ghi nhận sự cố gắng của cơ quan hữu quan. Thao tác người dân chưa thuần, cách hướng dẫn hoặc truyền thông để người dân sử dụng hệ thống này thuần thục hơn, tôi tin sẽ được khắc phục trong tương lai gần. Thụ hưởng dịch vụ xong mới thấy máy cái tin “gắn chíp vào là bị theo dõi ...” thật là bậy bạ quá sức. Cả thế giới họ gắn chíp, riêng gì Việt Nam. Và nhờ có cái con chíp bé tẹo ấy mà nó tiết kiệm thời gian, làm cho việc nhập cảnh, xuất cảnh thú vị biết bao nhiêu.

Nếu có điều gì đó cần phải khắc phục chính là cái “tâm” khi làm hệ thống. Hãy đặt mình vào vị trí của người thụ hưởng dịch vụ, giống cái cách mà người Đài họ đã làm, để mang lại cái thiện cảm. Về mặt công nghệ khó gì câu “chào mừng về nhà” mà không cho hiện lên cái màn ảnh khi người ta đã làm xong thủ tục nhập cảnh.

 

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Bộ Nguyên tắc Hợp Đồng Thương mại Quốc tế

Principles Of international commercial contracts (PICC) của International Institute for the Unification of Private Law (UNIDROIT) xứng đáng là cuốn sách gối đầu giường, dù là người đã hành nghề nhiều năm trong lĩnh vực Hợp đồng hay đang bước đầu tìm hiểu lĩnh vực Pháp Luật Hợp Đồng thì cuốn này vẫn phù hợp với bạn.

Vai trò của Quản trị trong vụ khủng hoảng tại Lộc Trời

  Chủ tịch Hội đồng quản trị của Lộc Trời trong cuộc phỏng vấn truyền thông gần đây đã bày tỏ rằng  Lộc Trời đã sai lầm trong việc chọn người dẫn dắt và điều hành. Công ty đã ở trong một trận đánh mà có nội gián vào sâu bên mình nhưng mình lại giao quyền điều hành cho người đó. Người đó có thể coi như đã dẫn công ty vào một cái bẫy và chúng ta bị địch phục kích ở đó. Kịch bản được đưa ra vô cùng tinh vi. [Nguồn: Nhipsongthitruong ngày 08/10/2024]

Du học: Khoản đầu tư lời hay lỗ?

Bố mẹ chi gần 9 tỷ đồng du học, cô gái 30 tuổi nhẩm tính làm 19 năm mới đủ “hồi vốn”: Nhiều du học sinh “vỡ mộng” khi về nước vì "lỗ to" bất ngờ. Đây là tựa một bài báo mà tôi đọc được sáng nay. Chắc cũng có kha khá bạn du học tự túc sẽ có cảm nhận tương tự. Nhân một ngày nắng đẹp, tôi nói chuyện Lời Lỗ Khi Du Học cho bạn nghe nhen. Cái gì thú vị thì nghe, không đồng ý cũng không sao, miễn đừng quạu...