Có 3 điều nổi lên trong quá trình cứu trợ:
1. Khía cạnh xấu xí: “hát trên những x.ác người” khi có nhiều bọn vô lương tâm đưa các tin giả, bốc phét về việc ủng hộ tiền bạc rất nhiều trong khi thực tế ủng hộ thì khiêm tốn hơn nhiều.
2. Mặt trận tổ quốc “sao kê” toàn bộ danh sách ủng hộ. Trong bối cảnh có quá nhiều rủi ro, sức ép giám sát từ công luận, truyền thông thì lựa chọn công khai danh sách ủng hộ là một cách làm hay. Nhưng khía cạnh về quyền riêng tư đã bị bỏ qua trong trường hợp này. Bởi không phải cá nhân, doanh nghiệp nào cũng có nhu cầu “phông bạt” thông qua việc ủng hộ. Nghiêm trọng hơn, những thông tin về tài khoản không phải lúc nào cũng nên công khai như vậy.
Kết hợp nhu cầu minh bạch của cơ quan nhà nước và quyền riêng tư của người ủng hộ, tôi cho rằng trong bảng sao kê, nên ẩn phần thông tin tài khoản. Bất kì ai có nhu cầu “phông bạt” tự thân các thông số trên bảng sao kê (không có số tài khoản) và dòng tin nhắn trên thông tin chuyển khoản đã đủ để những đội “check var” làm ra trò rồi.
3. Chuyện tiếp nhận tiền là chuyện dễ. Thậm chí công khai toàn bộ số tiền ủng hộ cũng là chuyện dễ. Chuyện khó là điều phối các nguồn lực xã hội và từ ngân sách nhà nước để phục vụ cho nhu cầu chống thiên tai và tái thiết sau thiên tai mới là chuyện khó. Xin lấy vụ ca sỹ Ưng Hoàng Phúc làm một ví dụ. Đoàn cứu trợ của ca sỹ này đi cứu trợ đi phát mì tôm, lương thực cho bà con ở khu vực Phúc Tân (Quận Hoàn Kiếm), trong khi khu vực này được đánh giá là không có nhu cầu khẩn thiết về thực phẩm hoặc cần phải được cứu trợ.
Sự việc này làm cho Ưng Hoàng Phúc phải trả giá về mặt uy tín. Cá nhân, tôi cho Ưng Hoàng Phúc không đáng bị như vậy. Bởi suy cho cùng, có thể có toan tính trong việc đi cứu trợ, nhưng quan trọng là người ta bỏ sự tiện nghi của cá nhân, tốn kém tiền bạc âu cũng là việc nên ghi nhận.
Nhưng cái rút ra từ case này, cũng như những hoạt động thiện nguyện tự phát của Văn Nghệ sỹ đó là việc sử dụng nguồn lực KÉM HIỆU QUẢ. Nguyên nhân của điều này (1) xuất phát tư việc THIẾU THÔNG TIN để hình dung được bức tranh tổng thể, qua đó có sự điều chỉnh về nguồn lực cho các vùng, các nhu cầu cần được hỗ trợ; (2) thiếu nguồn lực để thực hiện các hoạt động hỗ trợ/cứu trợ, đặc biệt khi phải đáp ứng cho các nhu cầu của các khu vực bị chia cắt bởi bão lũ, những vùng đòi hỏi phải có nguồn lực chuyên dụng mang qui mô nhà nước mới có thể tiếp cận được; và (3) trình độ trong việc phân bổ nguồn lực để đạt hiệu quả tối ưu.
Lựa chọn giữa cứu trợ tự phát của các cá nhân với cứu trợ qui mô lớn được điều phối bởi nhà nước, tôi chọn phương án thứ hai. Nhưng qua trận bão vừa rồi rõ ràng hoạt động của cơ quan nhà nước dù hiệu quả nhưng vẫn chưa tối ưu. Đặc thù là một nước vùng nhiệt đới, được đánh giá là một trong những quốc gia bị ảnh hưởng nặng nề nhất của Biến Đổi Khí Hậu, nên chuyện phải hứng chịu các tác động từ thời tiết cực đoan sẽ là chuyện thường xuyên. Nên chăng cần phải có bộ phận chuyên trách, được chuẩn bị bài bản, trong đó trả lời cho các câu hỏi nguyên tắc trong việc hỗ trợ, ai là người chịu trách nhiệm, ai là người thực thi…Trong khi đó, các Văn Nghệ sỹ với đặc thù ảnh hưởng to lớn đền công chúng, hay kêu gọi người hâm mộ ủng hộ vào tài khoản của nhà nước để việc cứu trợ mang tính qui mô và đạt hiệu quả cao hơn.
Nhận xét
Đăng nhận xét