Chuyển đến nội dung chính

Ai chi trả học phí - kì 2

Bình luận của TS. Phạm Hoài Huấn trên Tuoitre ngày 07/10/2022

Hôm nay, Tuoitre đưa tin Trường THPT Marie Curie, quận 3, TP.HCM thu phí nghỉ trưa  của học sinh với mức 15.000 đồng/buổi [1]. Những tin kiểu này cứ vào mùa khai trường lại xuất hiện dày đặc. Nhìn từ khía chi phí [sản xuất], việc thu phí nghỉ trưa của Trường THPT Marie Curie sẽ có nhiều thứ đáng suy ngẫm.

Thứ nhất: Việc nghỉ trưa của học trò đòi hỏi một khoản chi phí nhất định. Chi phí đó, về cơ bản sẽ bao gồm hai (02) khoản chi sau đây: 

STT

Loại

Chi tiết

1

Chi phí cố định

Phòng ngủ của học trò

 

 

Máy lạnh

2

Chi phí biến đổi

Chăn, gối

 

 

Tiền điện

 

 

Chi phí phục vụ thanh toán cho các cô

 

 

Chi phí quản lý

Chi phí này tuỳ vào việc vụng hay khéo mà có thể cao hay thấp, nhưng về bản chất, nó là những chi phí không thể phủ nhận. Vấn đề nếu cần bàn chính là các khoản chi này được phân bổ vào đâu? Trong học phí của các cháu, đã bao gồm khoản chi phí này chưa? Đó chính là cốt lõi của vấn đề. Tôi không có đủ thông tin về cấu thành của học phí, nhưng nhìn từ khía cạnh logic, có vẻ học phí chưa bao gồm chi phí cho việc nghỉ trưa của các cháu.


Thứ hai: Nếu học phí không bao gồm chi phí việc các cháu ngủ trưa, thì vấn đề cần phải trả lời đó là: “có tổ chức ngủ trưa cho các cháu hay không”? Trả lời cho câu hỏi này có hai kết quả sau đây

Lựa chọn

Hệ quả

Chi tiết

Không tổ chức ngủ trưa

Các cháu về

Phụ huynh tự xử lý việc đưa đón trong thời gian nghỉ trưa và/hoặc các cháu tự xoay sở

 

 

Nhà trường khoẻ vì không cần làm gì cả

Tổ chức ngủ trưa

Các cháu ngủ lại

Ai chịu chi phí này?

 

 

Phụ huynh trả

 

 

Nhà nước trả

 

 

Trường tổ chức miễn phí, bản chất là nhà trường chi trả chi phí.

Khi đã vi phân ra đến mức này tôi tin vấn đề ngủ trưa là một lựa chọn đạo đức và trách nhiệm. Tôi ủng hộ việc THPT Marie Curie tổ chức ngủ trưa cho các cháu. Nó giải quyết được vấn đề an toàn của các cháu trong khoảng thời gian trống giữa buổi học sáng và buổi học chiều, nó giải quyết vấn đề các cháu phải di chuyển về nhà và các cháu có thời gian nghỉ ngơi, nó giải quyết cho các phụ huynh vấn đề dành ra quỹ thời gian hoặc nguồn lực để đưa đón các cháu.


Một sai lầm về tư duy khi đề cập vấn đề này: nghèo! Chúng ta hay dân tuý khi lấy lý do này. Đại loại như: nhà tôi khó khăn, không thể thanh toán, con tôi bị thiệt thòi với chúng bạn, phải lang thang sân trường trong những ngày mưa….Một mặt tôi chia sẻ với các phụ huynh nếu rơi vào hoàn cảnh như vậy. Sự thua thiệt nếu có là đáng chua xót. Nhưng mặt khác, chúng ta không thể đổ sự phẫn nộ ấy lên các thầy, cô và/hoặc Nhà trường. Tôi tin nếu được lựa chọn, các thầy, cô đã theo nghề giáo lại muốn nhìn các trò của mình lang thang buổi trưa ngoài mưa, nắng. Nhưng như đã nói, chi phí cho việc này ai trả? Tôi cho trong trường hợp này, cơ quan quản lý chưa công bằng với các trường. Kết quả các thầy, cô đối diện và nhận lãnh mọi phẫn nộ từ công chúng. Việc của các thầy, cô là giảng dạy. Nhưng chính những thứ mà người ta nhân danh “cơ chế” đã bắt các thầy, cô đặc biệt là các thầy, cô quản lý phải tìm giải pháp cho bài toán chi phí đang bị bỏ mặc kia. Cơ quan nhà nước có thể lãng quên vấn đề chi phí cho các cháu, nhưng Ban giám hiệu của các trường phải đối diện với những hoá đơn từ Điện lực, từ các nhà cung cấp và lương tháng cho thầy, cô.


Chuyện của THPT Marie Curie không phải là chuyện cá biệt. Và tôi tin rằng hiện tượng này sẽ còn xuất hiện ở những năm tới dưới cách này hay cách khác. Chúng ta, những người Việt Nam vẫn tự hào về việc chúng ta là một quốc gia tôn sư trọng đạo. Và rằng nghề giáo là nghề cao quí. Nhưng thực tế thì những gì giáo viên nhận được chua chát hơn nhiều. Một mức lương khiêm tốn cộng với những công kích liên tục từ công luận, giám sát của camera, đe doạ từ phụ huynh, liệu người ta có động cơ để tiếp tục theo nghề này?


Lựa chọn của thị trường rất đơn giản. 16.000 giáo viên bỏ việc trong năm 2022 [2] chính là lựa chọn chua xót nhưng rất hợp qui luật vậy.

 

Nguồn:

[1] https://tuoitre.vn/thu-phi-nghi-trua-15-000-dong-buoi-moi-hoc-sinh-hieu-truong-truong-marie-curie-noi-gi-20221006183218555.htm

[2] https://vnexpress.net/16-000-giao-vien-bo-viec-trong-nam-2022-4517768.html

  

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Hợp đồng M&A: Những thoả thuận tiêu chuẩn

  Giao dịch M&A thường được cấu trúc ở hai dạng là Mua Bán Cổ Phần hoặc Mua Bán Tài Sản. Có thể nói, Hợp đồng là linh hồn của một giao dịch. Phong cách của các hãng khác nhau cũng như kinh nghiệm của luật sư mà hợp đồng có thể khác nhau, nhưng thông lệ thị trường thì các hợp đồng [mua bán cổ phần] luôn có những thoả thuận, gọi nôm na là các “thoả thuận tiêu chuẩn”. Có nghĩa nó là những thoả thuận đóng vai trò không thể thiếu trong các deal M&A và gần như được mặc định mà Bắt-Buộc-Phải-Có trong Hợp đồng. Sau đây, xin lần lượt giới thiệu các điều khoản ấy .

Du học: Khoản đầu tư lời hay lỗ?

Bố mẹ chi gần 9 tỷ đồng du học, cô gái 30 tuổi nhẩm tính làm 19 năm mới đủ “hồi vốn”: Nhiều du học sinh “vỡ mộng” khi về nước vì "lỗ to" bất ngờ. Đây là tựa một bài báo mà tôi đọc được sáng nay. Chắc cũng có kha khá bạn du học tự túc sẽ có cảm nhận tương tự. Nhân một ngày nắng đẹp, tôi nói chuyện Lời Lỗ Khi Du Học cho bạn nghe nhen. Cái gì thú vị thì nghe, không đồng ý cũng không sao, miễn đừng quạu...

Bộ Nguyên tắc Hợp Đồng Thương mại Quốc tế

Principles Of international commercial contracts (PICC) của International Institute for the Unification of Private Law (UNIDROIT) xứng đáng là cuốn sách gối đầu giường, dù là người đã hành nghề nhiều năm trong lĩnh vực Hợp đồng hay đang bước đầu tìm hiểu lĩnh vực Pháp Luật Hợp Đồng thì cuốn này vẫn phù hợp với bạn.