Chuyển đến nội dung chính

Chuyện cái biển hiệu

Hôm rồi, Công ty mà tôi đang tư vấn thường xuyên nhận được thông báo công ty sẽ tiếp đoàn kiểm tra định kì từ cơ quan quản lý đầu tư. Để chuẩn bị cho việc này, tôi yêu cầu bạn nhân viên làm một research nho nhỏ về các yêu cầu đối với biển hiệu công ty. Rất nhanh sau đó, tôi nhận được kết quả từ bạn nhân viên trẻ. Bạn sử dụng khoản 4 điều 37 của Luật Doanh nghiệp. Theo đó, “Tên doanh nghiệp phải được gắn tại trụ sở chính, chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp. Tên doanh nghiệp phải được in hoặc viết trên các giấy tờ giao dịch, hồ sơ tài liệu và ấn phẩm do doanh nghiệp phát hành”. 

Kết quả này là không tồi so với một ….sinh viên năm thứ 3. Nhưng nếu nó là kết quả của một Nhân viên pháp chế thì lại chưa đạt.

Sau đó tôi đã tự làm việc này. Nhân vậy chia sẻ với các bạn trẻ cách làm theo một cách thành thật nhất.

 

CÁC CÂU HỎI PHẢI TRẢ LỜI

1. Biển hiệu của Công ty sẽ bao gồm những nội dung gì?

2. Có yêu cầu nào về hình thức của Biển hiệu không?

3. Nếu không có các nội dung bắt buộc ở trên và/hoặc vi phạm hình thức thì có bị phạt không? Nếu có thì phạt như thế nào, bao nhiêu tiền?

4. Luật nào qui định vấn đề này?

 

TÌM CÂU TRẢ LỜI

Đi trả lời cho các vấn đề pháp lý, bắt buộc phải bắt đầu từ Luật áp dụng. Cho nên trong các câu hỏi được đề cập ở trên, luật áp dụng là câu hỏi cuối, nhưng khi thực hiện nó phải là thứ đầu tiên. Vấn đề rắc rối là làm thế nào để biết luật áp dụng cho một vấn đề hoặc một mối quan hệ pháp lý nào đó? Trong khuôn khổ của bài này, nói ngắn gọn thế này:

Bước 1: Tìm kiếm trên google.

Tôi không phải là người cực đoan đến mức không xài Google. Trong nhiều trường hợp Google giúp ta tiết kiệm thời gian kha khá, đặc biệt là trong những vấn đề đơn giản như chủ đề mà bài này đang đề cập.

Từ các kết quả search Google, ta sẽ có các luật liên quan.

Kiểm tra lại các qui định này xem nó có phải là các qui định mới nhất chưa.

Bước 2: Tìm qui định xử phạt vi phạm về Biển hiệu

Đây là kỹ thuật sử dụng “quy trình ngược” để trả lời cho câu hỏi: “Có những yêu cầu gì đối với Biển hiệu của Công ty”. Bởi các qui định về xử phạt hành chính luôn gắn liền với các hành vi vi phạm. Ví dụ: thiếu thông tin, đặt sai kích cỡ…

Khi bạn đã có các qui định phạt, vấn đề còn lại là làm đúng, đừng để bị phạt là được.

Bước 3: Kiểm tra lần cuối

Tham khảo người quen. Có thể là người quản lý ở các cơ quan nhà nước, đồng nghiệp làm trong lĩnh vực này…

 Kết quả của research này, bạn nhìn vào hình đính kèm nhé.

 

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Bộ Nguyên tắc Hợp Đồng Thương mại Quốc tế

Principles Of international commercial contracts (PICC) của International Institute for the Unification of Private Law (UNIDROIT) xứng đáng là cuốn sách gối đầu giường, dù là người đã hành nghề nhiều năm trong lĩnh vực Hợp đồng hay đang bước đầu tìm hiểu lĩnh vực Pháp Luật Hợp Đồng thì cuốn này vẫn phù hợp với bạn.

Vai trò của Quản trị trong vụ khủng hoảng tại Lộc Trời

  Chủ tịch Hội đồng quản trị của Lộc Trời trong cuộc phỏng vấn truyền thông gần đây đã bày tỏ rằng  Lộc Trời đã sai lầm trong việc chọn người dẫn dắt và điều hành. Công ty đã ở trong một trận đánh mà có nội gián vào sâu bên mình nhưng mình lại giao quyền điều hành cho người đó. Người đó có thể coi như đã dẫn công ty vào một cái bẫy và chúng ta bị địch phục kích ở đó. Kịch bản được đưa ra vô cùng tinh vi. [Nguồn: Nhipsongthitruong ngày 08/10/2024]

Du học: Khoản đầu tư lời hay lỗ?

Bố mẹ chi gần 9 tỷ đồng du học, cô gái 30 tuổi nhẩm tính làm 19 năm mới đủ “hồi vốn”: Nhiều du học sinh “vỡ mộng” khi về nước vì "lỗ to" bất ngờ. Đây là tựa một bài báo mà tôi đọc được sáng nay. Chắc cũng có kha khá bạn du học tự túc sẽ có cảm nhận tương tự. Nhân một ngày nắng đẹp, tôi nói chuyện Lời Lỗ Khi Du Học cho bạn nghe nhen. Cái gì thú vị thì nghe, không đồng ý cũng không sao, miễn đừng quạu...