Chuyển đến nội dung chính

Case Study: Phong cách viết của Luật sư In-house

 


Phê tê bút hoặc tại các Hội thảo, người ta hay nói Luật sư chuyên nghiệp và Luật sư In-house rất khác nhau. Vấn đề là ít người nói cho bạn nghe khác nhau là khác thế nào. Ôi thì có tám vạn bốn ngàn hai trăm sáu mươi bảy cái khác nhau. Nhưng hôm nay, tôi kể bạn nghe một sự khác nhau rất thú vị và có lẽ là lớn nhất giữa hai nghề này: Phong cách viết.

Diễn đạt thì dài dòng, tôi dùng một case nhỏ để bạn dễ hình dung vậy.

Bối cảnh: Bộ phận Nhân sự đang có nhu cầu sa thải một số lượng người lao động với lý do tái cấu trúc. Khi đã dính đến vấn đề chấm dứt Hợp đồng lao động thì nó cũng sẽ nảy sinh vô vàn các rủi ro mà doanh nghiệp phải đối mặt. Trong bối cảnh đó, Bộ phận Nhân sự có sự cẩn trọng và tham vấn với Bộ phận pháp lý là chuyện có thể hiểu được. Vấn đề pháp lý mà Legal nhận được là: “chúng tôi muốn sa thải người lao động với lý do tái cấu trúc, chúng tôi sẽ phải làm những gì, thanh toán những khoản nào cho người lao động”.

Thật ra, nếu cẩn trọng hơn thì câu hỏi nên là:

Chúng tôi có những lựa chọn nào trong trường hợp này;

Điều kiện để áp dụng;

Chi phí cho lựa chọn; và

Rủi ro của lựa chọn ấy là gì.


Vấn đề này nếu gửi đến các Công ty luật, chúng ta sẽ có một Bản ý kiến pháp lý, tùy theo năng lực cung cấp chất lượng dịch vụ, đâu đó trên dưới chục trang A4 cho các câu hỏi này. Với tất cả những rủi ro mà nghề Luật sư phải đối mặt, chuyện đưa ra các giả định, tuyên bố giới hạn trách nhiệm…là chuyện phải làm. Nhưng nhìn từ khía cạnh của doanh nghiệp, đâu đó trong chục trang giấy kia, thì chỉ có vài chỗ là có giá trị cho vấn đề mà họ đang đối mặt. Đó là chưa tính đến yếu tố, một bộ phận không nhỏ các luật sư, kỹ năng viết phải nói là còn hạn chế.

Nếu bạn nhìn từ góc độ đó, bạn sẽ thấy yêu cầu đối với luật sư In-house là rất khác. Mẹo nhỏ cho các bạn trẻ: Ngắn gọn, trực quan và đầy đủ là những yêu cầu mà Luật sư In-house phải đáp ứng. Vậy nên, cố gắng đừng viết dong dài.

Chính vì lẽ đó, phong cách hành nghề của tôi trong những năm gần đây cũng khác đi nhiều. Lấy màn hình máy tính làm chuẩn, cố gắng tất cả mọi thứ phải gói ghém trong 1 màn hình.

Hình kèm theo đây là một ví dụ để bạn thấy sự khác nhau giữa tư vấn của các hãng Luật với phong cách thực dụng của một Luật sư In-house nhé.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Hợp đồng M&A: Những thoả thuận tiêu chuẩn

  Giao dịch M&A thường được cấu trúc ở hai dạng là Mua Bán Cổ Phần hoặc Mua Bán Tài Sản. Có thể nói, Hợp đồng là linh hồn của một giao dịch. Phong cách của các hãng khác nhau cũng như kinh nghiệm của luật sư mà hợp đồng có thể khác nhau, nhưng thông lệ thị trường thì các hợp đồng [mua bán cổ phần] luôn có những thoả thuận, gọi nôm na là các “thoả thuận tiêu chuẩn”. Có nghĩa nó là những thoả thuận đóng vai trò không thể thiếu trong các deal M&A và gần như được mặc định mà Bắt-Buộc-Phải-Có trong Hợp đồng. Sau đây, xin lần lượt giới thiệu các điều khoản ấy .

Bộ Nguyên tắc Hợp Đồng Thương mại Quốc tế

Principles Of international commercial contracts (PICC) của International Institute for the Unification of Private Law (UNIDROIT) xứng đáng là cuốn sách gối đầu giường, dù là người đã hành nghề nhiều năm trong lĩnh vực Hợp đồng hay đang bước đầu tìm hiểu lĩnh vực Pháp Luật Hợp Đồng thì cuốn này vẫn phù hợp với bạn.