Chuyển đến nội dung chính

Tư duy logic cho luật sư

Tư duy logic là một trong những tố chất để đánh giá khả năng của một người trong lĩnh vực pháp lý, bất kể đó là Luật sư, Nhà lập pháp hay Nghiên cứu chuyên nghiệp. Tuy vậy, bằng một cách nào đó có vẻ như khía cạnh logic đang bị coi nhẹ. Tuy vậy, nếu việc thiếu vắng logic ở một luật sư chỉ ảnh hưởng đến một khách hàng hoặc một giao dịch thì ở Nhà lập pháp tác động của nó lớn hơn nhiều. Luật Doanh nghiệp 2020 vừa có hiệu lực thi hành từ ngày 01.01.2021, chỉ sau gần 1 năm vào tháng 01.2022 đã có luật sửa đổi. 

Hoặc như Bộ luật dân sự 2015 (BLDS), một trong những đạo luật quan trọng có ảnh hưởng đến gần như toàn bộ các giao dịch về Dân sự và Thương mại nhưng vấn đề logic lại quá kém. Thú thật là tôi đã mất rất nhiều thời gian để đọc BLDS, một việc mà tôi tin là nó không đáng phải như vậy nếu Ban soạn thảo có ý thức về logic. 

Trong một ngày cuối tuần thong thả như thế này không có gì tuyệt diệu bằng việc cùng nhau nói về logic thông qua việc phân tích tính logic trong phần Trách Nhiệm Dân Sự (từ điều 351 – 364) của BLDS.

HIỆN TRẠNG CỦA BỘ LUẬT DÂN SỰ

Trách nhiệm Dân sự

Điều 351. Trách nhiệm dân sự do vi phạm nghĩa vụ

Điều 352. Trách nhiệm tiếp tục thực hiện nghĩa vụ

Điều 353. Chậm thực hiện nghĩa vụ

Điều 354. Hoãn thực hiện nghĩa vụ

Điều 355. Chậm tiếp nhận việc thực hiện nghĩa vụ

Điều 356. Trách nhiệm do không thực hiện nghĩa vụ giao vật

Điều 357. Trách nhiệm do chậm thực hiện nghĩa vụ trả tiền

Điều 358. Trách nhiệm do không thực hiện hoặc không được thực hiện công việc

Điều 359. Trách nhiệm do chậm tiếp nhận việc thực hiện nghĩa vụ

Điều 360. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do vi phạm nghĩa vụ

Điều 361. Thiệt hại do vi phạm nghĩa vụ

Điều 362. Nghĩa vụ ngăn chặn, hạn chế thiệt hại

Điều 363. Bồi thường thiệt hại trong trường hợp bên bị vi phạm có lỗi

Điều 364. Lỗi trong trách nhiệm dân sự

 

CÁC LỖI VỀ LOGIC

Mặc dù phần này chỉ bao gồm 14 điều nhưng nó lại có khá nhiều lỗi về logic. 

Một: Trách nhiệm dân sự và trách nhiệm là một hay nó là hai loại trách nhiệm khác nhau. Tiêu đề của mục 4 là “Trách nhiệm dân sự”, điều 351 cũng dùng thuật ngữ “trách nhiệm dân sự” nhưng trong toàn bộ phần còn lại của mục 4 thì chỉ còn là “trách nhiệm”. 

Hai: Bố cục là điều đáng nói của Mục 4. Hiện trạng của mục này đang rất lộn xộn và khó mà lý giải được qui luật phía sau của mục này là gì. Chúng ta bắt đầu bằng qui định “Trách nhiệm dân sự do vi phạm nghĩa vụ” nhưng ngay sau đó bị chen ngang là các qui định Chậm thực hiện nghĩa vụ và Hoãn thực hiện nghĩa vụ. 

Ba: Bố cục của các qui định nhỏ cũng là thứ đáng phải suy nghĩ. Ví dụ, điều 351 khi qui định. Về trách nhiệm dân sự khi vi phạm nghĩa vụ. Khoản 3 Điều 351 qui định “bên có nghĩa vụ không phải chịu trách nhiệm dân sự nếu chứng minh được nghĩa vụ không thực hiện được là hoàn toàn do lỗi của bên có quyền”. Tôi cho cách tiếp cận này là ổn. Logic của điều 351 là: (i) vi phạm nghĩa vụ thì phải chịu trách nhiệm nhiệm; (ii) nguyên tắc này có 2 ngoại lệ Do bất khả kháng và Do lỗi của bên có quyền. Nhưng đáng tiếc là Điều 360 lại không theo nguyên tắc này. Nên hay hơn sẽ là kết hợp Điều 360 và Điều 363 thành một điều duy nhất. Ví dụ, ta có thể sửa như sau:

Điều 360. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do vi phạm nghĩa vụ

1. Trường hợp có thiệt hại do vi phạm nghĩa vụ gây ra thì bên có nghĩa vụ phải bồi thường toàn bộ thiệt hại, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác.

2. Trường hợp vi phạm nghĩa vụ và có thiệt hại là do một phần lỗi của bên bị vi phạm thì bên vi phạm chỉ phải bồi thường thiệt hại tương ứng với mức độ lỗi của mình.

CẤU TRÚC KHẢ DĨ

Về mặt logic, mục 4 này sẽ được cấu trúc lại như sau:

Điều 351. Vi phạm nghĩa vụ

Vi phạm nghĩa vụ

Chậm thực hiện nghĩa vụ

Điều 352. Hoãn thực hiện nghĩa vụ

Điều 353. Chậm tiếp nhận việc thực hiện nghĩa vụ

Điều 354. Lỗi trong trách nhiệm dân sự

Điều 355. Trách nhiệm dân sự do vi phạm nghĩa vụ

Điều 356. Trách nhiệm do không thực hiện nghĩa vụ giao vật

Điều 357. Trách nhiệm do chậm thực hiện nghĩa vụ trả tiền

Điều 358. Trách nhiệm do không thực hiện hoặc không được thực hiện công việc

Điều 359. Trách nhiệm tiếp tục thực hiện nghĩa vụ

Điều 360. Trách nhiệm do chậm tiếp nhận việc thực hiện nghĩa vụ

Điều 361. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do vi phạm nghĩa vụ

Thiệt hại do vi phạm nghĩa vụ

Nghĩa vụ ngăn chặn, hạn chế thiệt hại

Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do vi phạm nghĩa vụ

Bồi thường thiệt hại trong trường hợp bên bị vi phạm có lỗi

 

Hi vọng bạn sẽ thấy thú vị với logic.


 

 

 

Nhận xét

  1. E có những bạn bè học luật. Những người học luật đa số áp dụng luật khi tranh luận vấn đề gì đó. Học luật là để áp dụng đúng quy định pháp luật. Thầy có nhận định gì về quan điểm này?

    Trả lờiXóa

Đăng nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Hợp đồng M&A: Những thoả thuận tiêu chuẩn

  Giao dịch M&A thường được cấu trúc ở hai dạng là Mua Bán Cổ Phần hoặc Mua Bán Tài Sản. Có thể nói, Hợp đồng là linh hồn của một giao dịch. Phong cách của các hãng khác nhau cũng như kinh nghiệm của luật sư mà hợp đồng có thể khác nhau, nhưng thông lệ thị trường thì các hợp đồng [mua bán cổ phần] luôn có những thoả thuận, gọi nôm na là các “thoả thuận tiêu chuẩn”. Có nghĩa nó là những thoả thuận đóng vai trò không thể thiếu trong các deal M&A và gần như được mặc định mà Bắt-Buộc-Phải-Có trong Hợp đồng. Sau đây, xin lần lượt giới thiệu các điều khoản ấy .

Case Study: Phong cách viết của Luật sư In-house

  Phê tê bút hoặc tại các Hội thảo, người ta hay nói Luật sư chuyên nghiệp và Luật sư In-house rất khác nhau. Vấn đề là ít người nói cho bạn nghe khác nhau là khác thế nào. Ôi thì có tám vạn bốn ngàn hai trăm sáu mươi bảy cái khác nhau. Nhưng hôm nay, tôi kể bạn nghe một sự khác nhau rất thú vị và có lẽ là lớn nhất giữa hai nghề này: Phong cách viết. Diễn đạt thì dài dòng, tôi dùng một case nhỏ để bạn dễ hình dung vậy.

Bộ Nguyên tắc Hợp Đồng Thương mại Quốc tế

Principles Of international commercial contracts (PICC) của International Institute for the Unification of Private Law (UNIDROIT) xứng đáng là cuốn sách gối đầu giường, dù là người đã hành nghề nhiều năm trong lĩnh vực Hợp đồng hay đang bước đầu tìm hiểu lĩnh vực Pháp Luật Hợp Đồng thì cuốn này vẫn phù hợp với bạn.