NHIỆM KÌ CỦA HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ
Kể từ Luật Doanh nghiệp 2014, LDN đã không còn qui định nhiệm kì của Hội đồng quản trị mà chỉ qui định nhiệm kì của thành viên HĐQT. Điều này ảnh hưởng thế nào đến quyền của cổ đông?
Bài
này phân tích bản chất của sự thay đổi ấy và tác động của nó đối với quản trị.
Một
tranh chấp về quản trị nội bộ trong một ty lớn tại Việt Nam đã làm nảy sinh ra
vấn đề trên. Trong nội bộ công ty lại chia thành hai nhóm cổ đông đối trọng với
nhau lần lượt là cổ đông A sở hữu 43% và
B sở hữu 40% cổ phần phổ thông. Vấn đề là trong việc bầu ra Hội đồng quản trị,
mỗi lần tiến hành công ty này chỉ bầu
1/3 số thành viên. Do đó, việc thay thế các thành viên HĐQT (trong trường hợp
bình thường, thành viên không bị bãi nhiệm hoặc từ chức đột xuất) khi thành
viên hết nhiệm kì 5 năm của mình theo qui định trong luật doanh nghiệp. Cũng vì
thế mà cổ đông A cho rằng Hội đồng quản trị của công ty này không có nhiệm kì,
là không phù hợp với qui định của pháp luật doanh nghiệp hiện hành. Vấn đề có
phải vậy không?
Điều
109 Luật Doanh nghiệp 2005 qui định: “Nhiệm kỳ của Hội đồng quản trị là 05 năm.
Nhiệm kỳ của thành viên Hội đồng quản trị không quá 05 năm”. Nói một cách hình
tượng, Hội đồng quản trị như một cỗ máy còn các thành viên HĐQT là các chi tiết
của cỗ máy đó. Theo đó, cỗ máy luôn có
niên hạn sử dụng, giả sử là 10 năm. Với tính cách là các bộ phận của cỗ máy,
các chi tiết máy cũng phải có niên hạn theo niên hạn này. Tuy vậy, trong quá
trình máy hoạt động có thể có một vài hỏng hóc. Nói cách khác là có một hoặc vài chi tiết máy bị hư. Cách xử
lí trong trường hợp này rất đơn giản, chỉ cần thay thế các chi tiết máy hỏng,
thế là xong. Như vậy, mặc dù cỗ máy thì có niên hạn sử dụng là 10 năm, nhưng
các chi tiết máy thì có thể chỉ sử dụng được tối đa là 10 năm, nhưng cũng có thể
ngắn hơn. Khi cỗ máy hết niên hạn sử dụng, các chi tiết máy này tự thân nó không thể hoạt động độc lập nên nguyên lí
chung là người ta cũng sẽ bỏ đi cùng với cái máy đã hết niên hạn sử dụng. Trong
trường hợp có một chi tiết máy nào đó còn mới vì nó mới được thay gần đây, người
chủ cảm thấy tiếc rẻ khi phải bó chi tiết này cùng với cái máy cũ, họ có thể giữ
lại. Nhưng điều quan trọng là chi tiết này phải được gắn vào trong một cỗ máy
khác để hoạt động đồng bộ cùng các chi tiết trong cỗ máy mới.
Câu
chuyện về tương quan giữa thành viên HĐQT và HĐQT cũng tương tự như giữa cỗ máy
và các chi tiết máy mà chúng ta vừa phân tích ở trên. HĐQT là cỗ máy, còn thành
viên HĐQT là các chi tiết máy. Bởi thế luật DN mới qui định “Nhiệm kỳ của Hội đồng
quản trị là năm năm. Nhiệm kỳ của thành viên Hội đồng quản trị không quá năm
năm”. Cũng như cỗ máy là trong quá trình hoạt động, công ty vẫn có thể nâng cấp
cỗ máy HĐQT bằng việc thay thế một hoặc vài chi tiết thành viên. Nguyên lí nâng
cấp cỗ máy HĐQT được luật DN diễn đạt là “Trường hợp có thành viên được bầu bổ
sung hoặc thay thế thành viên bị miễn nhiệm, bãi nhiệm trong thời hạn nhiệm kỳ
thì nhiệm kỳ của thành viên đó là thời hạn còn lại của nhiệm kỳ Hội đồng quản
trị”.
Như vậy,
trở lại tình huống được đề cập ở đầu bài việc công ty chỉ bầu 1/3 thành viên
HĐQT cho mỗi lần và chỉ thay thế thành viên HĐQT khi thành hết nhiệm kì 5 năm
là sai. Vì cách làm này đã vô tình làm cho cỗ máy HĐQT không còn niên hạn sử dụng
là 5 năm theo qui định của luật doanh nghiệp.
Nhìn từ
góc độ của cổ đông A, với việc nắm giữ 43% cổ phần phổ thông, cổ đông này đang
nắm một lợi thế lớn trong việc đề cử và bầu cử thành viên HĐQT của công ty.
Theo đó, cổ đông có quyền đề cử tối đa
là 4 người trong cuộc bầu cử HĐQT. Nếu như A tìm được sử đồng thuận từ nhóm cổ
đông nhỏ còn lại cơ hội để A kiểm soát HĐQT công ty là rất lớn. Tuy vậy, với
cách thức bầu cử được áp dụng theo tỉ lệ 1/3 thành viên cho mỗi lần như được đề
cập ở tình huống này khả năng này của A đã bị hạn chế rất nhiều.
Trong
bối cảnh A là một cổ đông ngoại có tiềm lực tài chính lớn, có nhiều nghi vấn
liên quan đến chuyện A đang thực hiện chiến lược thôn tính công ty. Khi muốn
vươn lên một vị trí/ qui mô lớn hơn con đường đại chúng hóa là còn đường tất yếu.
Do vậy, một khi nhà đầu tư đã chấp nhận đầu tư vào công ty theo đúng qui định của
pháp luật thì họ có quyền kiểm soát các khoản đầu tư của mình thông qua việc
quyết định tại đại hội đồng cổ đông, đề cử và bầu người vào HĐQT. Đây cũng là
câu chuyện bình thường nhìn từ góc độ quản trị công ty. Nếu cần bàn về việc “tự
vệ” của các doanh nghiệp nội trước các làn sóng thôn tính của các đối thủ ngoại,
nó thuộc về chiến lược kinh doanh mà không liên quan đến luật lệ về quản trị.
Cập nhật
luật doanh nghiệp 2020
Có một
sự thay đổi mang tính cơ bản trong LDN 2005 và LDN 2020. Nếu như trong LDN 2005
qui định HĐQT có nhiệm kì thì trong LDN 2020 không qui định nhiệm kì của HĐQT
mà chỉ qui định nhiệm kì của các thành viên HĐQT. Cụ thể: Điều 154 LDN 2020 qui
định:
.....
2. Nhiệm
kỳ của thành viên Hội đồng quản trị không quá 05 năm và có thể được bầu lại với
số nhiệm kỳ không hạn chế. Một cá nhân chỉ được bầu làm thành viên độc lập Hội đồng
quản trị của một công ty không quá 02 nhiệm kỳ liên tục.
3. Trường
hợp tất cả thành viên Hội đồng quản trị cùng kết thúc nhiệm kỳ thì các thành
viên đó tiếp tục là thành viên Hội đồng quản trị cho đến khi có thành viên mới
được bầu thay thế và tiếp quản công việc, trừ trường hợp Điều lệ công ty có quy
định khác.
Việc loại bỏ nhiệm
kỳ của Hội đồng quản
trị theo Luật doanh nghiệp năm 2020 ảnh hưởng một cách
rất căn bản đối với phương thức bầu dồn phiếu. Theo đó, bằng việc loại bỏ nhiệm
kỳ của Hội đồng quản trị, các cổ đông lớn của công ty có thể loại bỏ những lợi
ích mà phương thức bầu dồn phiếu này mang lại đối với cổ đông nhỏ bằng cách
chia việc bầu thành viên Hội đồng quản trị thành nhiều lần. Quay trở lại ví dụ
bầu thành viên Hội đồng quản trị ở bài Bầu dồn phiếu: tỷ lệ bao nhiêu thì đủ .
Giả sử các bên chia việc bầu 5 thành viên Hội đồng quản trị thành hai đợt:
Đợt 1
bầu 3 thành viên
Đợt 2
bầu 2 thành viên.
Vẫn dựa
trên nguyên lý bầu dồn phiếu là mỗi cổ đông có tổng số phiếu biểu quyết tương ứng
với tổng số cổ phần sở hữu nhân với số thành viên được bầu của Hội đồng quản trị.
Kết quả
của đợt 1 là:
Bản chất
của bầu dồn phiếu nằm ở khả năng dồn các phiếu bầu. Nhưng bằng việc chia thành
nhiều đợt bầu thành viên, việc dồn phiếu này mất đi tính hiệu quả. Nhìn vào kết
quả của đợt 1, dù cho cổ đông thứ 3 có dồn như thế nào, nhưng vì chỉ dồn được
quá ít, nên ứng cử viên D do họ đề cử vẫn chỉ được tỷ lệ là 33.
Cách
làm cũng được tiến hành tương tự cho đợt 2.
Như vậy,
rõ ràng với sự thay đổi này, các cổ đông lớn có thể chia nhỏ việc bầu thành
viên Hội đồng quản trị, qua đó loại bỏ lợi ích của phương thức bầu dồn phiếu
trong việc bảo vệ cổ đông thiểu số.
Bài này được trích từ cuốn DOANH NHÂN & KIỂM SOÁT QUẢN TRỊ của TS. Phạm Hoài Huấn
Nhận xét
Đăng nhận xét