Cứ vào khoảng tháng 7 hàng năm, học
sinh THPT cả nước nô nức tìm trường và ngành học. Chưa có một thống kê chính thức,
nhưng đó cũng là thời điểm xuất hiện nhiều tin trên các báo về những tấm gương
hiếu học, và học giỏi, nhưng cuộc sống khó khăn mà không có đủ điều kiện tài
chính để có thể theo đuổi ngành học mà mình yêu thích hoặc bước chân vào giảng
đường. Và đó cũng là lúc cả nước phát huy tinh thần tương ái, các nhà mạnh thường
quân tài trợ cho các em.
Nhìn nhận từ khía cạnh kinh tế, tôi
cho hiện tượng này là đáng suy ngẫm. Nhìn một cách thẳng thắng, để có thể trở
thành sinh viên, một người cần đáp ứng hai điều kiện:
Một: họ phải có đủ năng lực trí tuệ để
có thể vượt qua kì thi sát hạch. Khi ngành học và/hoặc trường càng danh giá thì
yêu cầu năng lực trí tuệ là càng cao.
Hai: họ phải có năng lực tài chính để
trang trải học phí và sinh hoạt phí cho suốt 4 năm đại học.
Thiếu một trong các điều kiện này,
người học sinh không thể học đại học. Trong khi việc thiếu năng lực trí tuệ dẫn
đến không thể trở thành sinh viên, tâm lý phổ quát coi đó là chuyện bình thường
thì việc thiếu năng lực tài chính thì lại khó chấp nhận hơn. Một học sinh học
giỏi, thì việc này lại càng khó được chấp nhận. Đôi khi nó trở thành một cái gì
đó đau xót, tủi hờn của cha mẹ và/hoặc chính học sinh này.
SỰ LỆCH LẠC CỦA THỊ TRƯỜNG GIÁO DỤC ĐẠI
HỌC
Việc bao cấp về giáo dục là một trong
những chủ trương tốt đẹp và nhân văn của Đảng và Nhà nước. Do đó, trong nhiều
năm học trò được thụ hưởng một nền giáo dục với chi phí không quá cao. Nhưng
chính mức học phí thấp lại gây ra quá nhiều ngộ nhận về quản lý nhà nước đối với
giáo dục và cả sự ngộ nhận trong dân chúng.
Bản chất của hoạt động giáo dục đại học
là hoạt động tạo ra chi phí. Bản chất này là không đổi, bất kể nhà nước theo đuổi
chính sách giáo dục như thế nào. Lựa chọn bao cấp giáo dục đại học hay không
chính là đi trả lời cho câu hỏi “ai sẽ là người chi trả các chi phí đào tạo”. Về
cơ bản có hai đối tượng sẽ phải thanh toán là sinh viên hoặc là nhà nước. Nhìn
từ cách thị trường giáo dục đại học Việt Nam, có vẻ như người chi trả không phải
là sinh viên. Nhưng sức ép lên ngân sách khiến cho nhà nước không thể thanh
toán toàn bộ phí tổn đào tạo. Kết quả là các trường đại học phải tự cân đối
ngân sách hoạt động theo một cách nào đó. Cho nên không có gì lạ khi thù lao mà
các giảng viên nhận được khá khiêm tốn, nếu đặt trong tương quan với các ngành
nghề khác trong xã hội. Nói cách khác, cần phải nhìn
Có vẻ những tôn vinh dành cho “nghề
cao quí” dường như ngày càng lờn thuốc trước sự gia tăng của chỉ số CPI và lạm
phát, làn sóng bỏ trường đại học của các giảng viên chưa có dấu hiệu dừng lại.
Những người còn lại phản ứng với sự lệch lạc của thị trường bằng nhiều cách
khác nhau như tham gia vào thị trường thỉnh giảng, làm thêm nghề tay trái…
Khi bị bóp méo bởi cơ chế hành chính,
thị trường sẽ phản ứng theo những cách khác nhau. Nhưng cơ bản, những phản ứng
đó càng khiến tình trạng race to the bottom càng nhanh hơn. Cơ sở vật chất
không đủ, giảng viên không giỏi và/hoặc không có đủ thời gian/động lực để đầu
tư cho chuyên môn sẽ dẫn đến kết cục là nguồn nhân lực (human capital) của Việt
Nam bị hạn chế. Tôi vẫn tin rằng người Việt vốn thông minh. Nhưng trong nền
kinh tế số, nó không phải là câu chuyện thông minh, mà nó đòi hỏi nguồn nhân lực
chất lượng cao được đánh giá thông qua khía cạnh chuyên môn sâu, các kĩ năng mềm
cho công việc….đều là những thứ đa phần được trang bị trong giáo dục đại học.
GIẤC MƠ ĐẠI HỌC
Có vẻ như cơ chế tự chủ tài chính mà
nhà nước đang triển khai (một cách dè dặt và từ tốn) sẽ khiến cho gánh nặng đối
với học sinh trong việc chi trả học phí đại học ngày càng trở nên nặng nề so với
trước đây. Nhìn từ góc độ thị trường điều này sẽ làm nảy sinh hai tác động:
Một là sẽ có một bộ phận không nhỏ học
sinh bị ảnh hưởng bất lợi, thậm chí là bị tước đi cơ hội được bước chân vào đại
học; và
Hai là nó góp phần xử lý những khuyết
tật của thị trường thông qua việc loại bỏ dần mức “giá trần” của dịch vụ giáo dục.
Và có nghĩa là chúng ta có quyền kì vọng chất lượng đào tạo đại học sẽ tốt hơn.
Cho nên vấn đề quan trọng nhất mà học
sinh phải hiểu là: Không thể học đại học, nếu bạn không có tiền. Do đó, cần phải
có kế hoạch tài chính cho việc này. Kế hoạch này có thể đến từ hai nguồn:
- Nguồn tiền do gia đình tiết kiệm được
(thông qua tích luỹ, bảo hiểm nhân thọ…).
- Vay từ cách chương trình hỗ trợ của
nhà nước.
- Lên kế hoạch săn học bổng, nếu con bạn
thực sự xuất chúng.
Cũng cần nói thêm, bằng quan sát thực
chứng, tôi cho rằng các gói tín dụng ưu đãi dành cho học đại học còn hạn chế.
Tôi ủng hộ việc các trường được tự chủ về tài chính nhưng tôi luôn có lòng tin
rằng bất kì một học sinh nào có năng lực và có khát vọng vươn lên đều có quyền
và cơ hội được thoả mãn giấc mơ đại học. Có thể cân bằng tình thế lưỡng nan này
thông qua các gói tín dụng ưu đãi do nhà nước cung cấp.
Điều cuối cùng là có nhiều con đường
để về La Mã. Thậm chí học nghề cũng không phải là lựa chọn tồi. Trong bối cảnh
các trường đại học tràn lan, việc chọn cho mình con đường học nghề, đôi khi lại
là một lựa chọn thú vị.
Chúc các em một mùa thi thành công.
Nhận xét
Đăng nhận xét