Chuyển đến nội dung chính

Quyền riêng tư từ góc nhìn pháp lý (phần 1)

 “Tôi không cho Facebook hoặc bất kỳ thực thể nào liên quan đến Facebook được phép sử dụng hình ảnh, thông tin, tin nhắn hoặc bài đăng của tôi, cả quá khứ và tương lai. Với tuyên bố này, tôi nghiêm cấm Facebook tiết lộ, sao chép, phân phối, hoặc thực hiện bất kỳ hành động nào khác chống lại tôi dựa trên trang cá nhân này và/hoặc nội dung của nó. Nội dung của trang cá nhân này là thông tin riêng tư và bí mật. Việc vi phạm quyền riêng tư có thể bị luật pháp trừng phạt (UCC 1-308-1 1 308-103 và quy định Rome”.

Có lẽ, khi đọc đến đoạn này, bạn sẽ thấy quen quen. Rất đơn giản là vì “tút” này đã từng là một fake news nổi tiếng trong giai đoạn 2019. Nhiều bạn bè tôi đồng loạt đăng tút này trên trang cá nhân của họ. Thật ra, tút này về bản chất là vô hại, vì đăng thì cũng không mất gì. Tuy nhiên, nhân chuyện này, chúng ta bàn một chút về quyền riêng tư trong môi trường số cho vui.

Khi chúng ta sử dụng các phần mềm và/hoặc mạng xã hội nào đó (“Sản phẩm”), bằng những cách thức khác nhau, doanh nghiệp cung cấp sản phẩm sẽ sở hữu các thông tin mà chúng ta cung cấp. Các doanh nghiệp lớn như Google, Microsoft, Facebook… sẽ biết ta là ai, giới tính, trình độ học vấn, độ tuổi, nơi sinh sống…Và một khi DN co dữ liệu của hàng triệu, trăm triệu người dùng, kho dữ liệu này sẽ trở thành một TÀI SẢN quí giá. Vấn đề tiếp theo là HỌ SẼ DÙNG KHO DỮ LIỆU NÀY như thế nào?

FACEBOOK

Hãy nhìn từ cách của facebook, bạn sẽ thấy dữ liệu của mình được sử dụng thế nào nhé.

Còn nhớ đâu đó khoảng những năm 2012, facebook đã có khoảng gần 1 tỷ người dùng, nhưng họ vẫn chưa có thu nhập gì. Có hai điều cần bàn:

Một: Lúc này fb đã vào top những công ty có giá trị tỷ đô;

Hai: Công ty này đang đốt tiền kinh khủng.

Câu hỏi là tại sao người ta lại bỏ tiền vào một công ty không có lợi nhuận? Vì nhà đầu tư biết là fb đang có một gia tài (kho dữ liệu của gần 1 tỷ người dùng), nhưng chưa biết xài như thế nào. Hãy hình dung nếu fb có một món hàng, chỉ cần 1 dòng code, nó sẽ đến màn hình của 1 tỷ con người trên toàn thế giới? Có đài truyền hình hoặc tờ báo nào làm được chuyện này hay không? Giá trị của fb là ở chỗ đó.

Đâu đó khoảng 2015 – 2016, fb đã phát triển được thuật toán quảng cáo siêu việt. Theo đó, họ làm hai việc sau đây:

Một: fb phân loại người dùng thành các nhóm khác nhau. Ví dụ: nữ, sống ở TP.HCM, làm ở công ty đa quốc gia, độc thân, hay đi mua sắm, du lịch và tận hưởng cuộc sống.

Hai: các công ty mỹ phẩm, F&B, thời trang, du lịch….sẽ muốn có thông tin này. Vậy là chỉ cần các doanh nghiệp này trả tiền, fb sẽ đẩy thông tin về sản phẩm, ví dụ 1 loại son môi nào đó, đến nhóm khách mà fb cho là cần thiết.

Đấy, fb giàu có nhờ cách “bán” thông tin của người dùng như vậy.

Bạn lo ngại ư? Muốn lừa fb bằng cách cung cấp thông tin giả? Ví dụ, bạn là nữ 25 tuổi, nhưng bạn khai là 50, sống ở quê, làm ruộng và ít học. Xin thưa, quên chuyện ấy đi. Vì timeline sẽ “tố giác” là bạn cung cấp thông tin không đúng. Thế này nhé, một phụ nữ 50 tuổi ở quê, tại sao hay đi uống Trà sữa ở quận 1, giao tiếp (chat bằng messenger, comment trên tút) với những người ở khoảng tuổi 25…Công nghệ cho phép fb kiểm tra được các thông tin. Trừ phi bạn không xài fb, không thì gần như vô phương mà giấu thông tin với facebook.

CÁI CHẾT CỦA QUẢNG CÁO TRUYỀN THỐNG

Còn nhớ ngày xưa, Tuoitre báo giấy có mục quảng cáo hoành tráng. Nhưng nếu không có thay đổi, Tuoitre nói riêng và quảng cáo truyền hình sẽ ngày càng teo tóp. Lí do của việc này rất đơn giản thôi.

Một: thời buổi này, ai còn đọc báo giấy và xem truyền hình.

Hai: khi một DN trả tiền cho Tuoitre hoặc các nhà đài, có gì để ĐO LƯỜNG hiệu quả của chiến dịch quảng cáo?

Fb giải được bài toán này. Nó không đẩy thông tin đi lung tung. Mà thông qua việc phân loại, fb đẩy thông tin quảng cáo đến ĐÚNG ĐỐI TƯỢNG. Điều nay gia tăng khả năng bán được hàng. Fb sẽ đo lường hiệu quả bằng cách báo cho DN biết có bao nhiêu người đã tiếp cận, bao nhiêu người đã click vào quảng cáo. Bạn rao bán nhà trên các trang rao vặt, họ có báo là tin này bao nhiêu người đọc không? So sánh như thế để thấy, các tờ báo, nhà đài chết…cũng không oan, vì công nghệ quảng cáo thua fb quá xa.

When an online service is free, you're not the customerYou're the product” – Tim Cook

(còn tiếp)

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Hợp đồng M&A: Những thoả thuận tiêu chuẩn

  Giao dịch M&A thường được cấu trúc ở hai dạng là Mua Bán Cổ Phần hoặc Mua Bán Tài Sản. Có thể nói, Hợp đồng là linh hồn của một giao dịch. Phong cách của các hãng khác nhau cũng như kinh nghiệm của luật sư mà hợp đồng có thể khác nhau, nhưng thông lệ thị trường thì các hợp đồng [mua bán cổ phần] luôn có những thoả thuận, gọi nôm na là các “thoả thuận tiêu chuẩn”. Có nghĩa nó là những thoả thuận đóng vai trò không thể thiếu trong các deal M&A và gần như được mặc định mà Bắt-Buộc-Phải-Có trong Hợp đồng. Sau đây, xin lần lượt giới thiệu các điều khoản ấy .

Du học: Khoản đầu tư lời hay lỗ?

Bố mẹ chi gần 9 tỷ đồng du học, cô gái 30 tuổi nhẩm tính làm 19 năm mới đủ “hồi vốn”: Nhiều du học sinh “vỡ mộng” khi về nước vì "lỗ to" bất ngờ. Đây là tựa một bài báo mà tôi đọc được sáng nay. Chắc cũng có kha khá bạn du học tự túc sẽ có cảm nhận tương tự. Nhân một ngày nắng đẹp, tôi nói chuyện Lời Lỗ Khi Du Học cho bạn nghe nhen. Cái gì thú vị thì nghe, không đồng ý cũng không sao, miễn đừng quạu...

Bộ Nguyên tắc Hợp Đồng Thương mại Quốc tế

Principles Of international commercial contracts (PICC) của International Institute for the Unification of Private Law (UNIDROIT) xứng đáng là cuốn sách gối đầu giường, dù là người đã hành nghề nhiều năm trong lĩnh vực Hợp đồng hay đang bước đầu tìm hiểu lĩnh vực Pháp Luật Hợp Đồng thì cuốn này vẫn phù hợp với bạn.