Chuyển đến nội dung chính

[Q&A] - Mới tốt nghiệp có nên làm in-house ngay?

 

Hỏi: Em thích làm Nhân viên pháp lý cho doanh nghiệp. Vậy em có nên vào các hãng Luật hoặc Văn phòng luật sư để hành nghề cho có kinh nghiệm, sau vài năm mới làm Pháp chế hay không?

Dạo này, vì một lý do nào đó, tôi nhận vài bạn hỏi về cùng một chủ đề này. Có lẽ, nó cũng là mối quan tâm của một số lượng các bạn học luật. Do đó, tôi viết bài này để giải đáp thắc mắc của bạn.

Đặc thù của hai loại công việc làm Luật sư ở các hãng, văn phòng luật và nhân viên pháp lý (“NVPL”)là HOÀN TOÀN KHÁC NHAU. Mặc dù đều liên quan đến luật, nhưng nên nhớ là việc làm Pháp chế là đang làm việc cho một doanh nghiệp. Cái ý làm việc cho một doanh nghiệp nó quan trọng lắm. Bạn sẽ làm tất cả những gì cần thiết để phục vụ cho hoạt động và vì lợi ích của doanh nghiệp ấy. Là một NVPL, ngoài kiến thức pháp luật, bạn phải trang bị những kĩ năng làm việc cho một doanh nghiệp như: Kỹ năng giao tiếp & ứng xử, Kỹ năng quan hệ với đồng nghiệp, Kỹ năng giải quyết vấn đề, Kỹ năng về quản lý thời gian….

Làm ở các hãng luật, bạn sẽ được trang bị chuyên sâu về một [vài] lĩnh vực pháp luật nào đó. Các kiến thức và kỹ năng này, mang vào làm cho doanh nghiệp có thể sẽ là quá thừa sức, nhưng bạn không được học những kỹ năng làm việc trong doanh nghiệp. Để tránh nhầm lần, làm việc cho một hãng luật, nó cũng đòi hỏi những kỹ năng nhất định nhưng cơ bản là kỹ năng này rất khác so với các doanh nghiệp sản xuất thuần tuý.

Bạn sẽ thấy có hiện tượng là có một số lượng không nhỏ các luật sư sau khoảng vài năm hành nghề luật, lại chuyển hướng sang làm cho doanh nghiệp. Tự thân mỗi người đều có khả năng thích nghi và học hỏi cái mới. Hành nghề luật sư chuyên nghiệp sau đó chuyển sang làm cho doanh nghiệp, họ sẽ mất một thời gian (ngắn hay dài tuỳ vào tố chất của người ấy) để trang bị cho mình các kỹ năng bị thiếu. Nói cách khác, tự thân họ là những con người có năng lực và có khả năng thích nghi cao.

Cho dù là doanh nghiệp rất lớn hay là doanh nghiệp nhỏ, thì về cơ bản, đừng trông mong là bộ phận pháp lý trong doanh nghiệp sẽ đông đảo. Lấy ví dụ doanh nghiệp SMEs (doanh nghiệp vừa và nhỏ), thông thường không có phòng pháp chế đâu. Bạn là người duy nhất ở đó. Vấn đề là, mới tốt nghiệp, kinh nghiệm là bằng không, làm sao làm việc, làm sao lên tay? Trong trường hợp này, bạn tôi có vài lời khuyên:

Thứ nhất: Hoàn thiện các kỹ năng làm việc trong doanh nghiệp bằng cách học từ sếp trực tiếp cách họ quản lý thời gian, các họ giải quyết vấn đề….Tham gia các khoá học về kỹ năng lãnh đạo cũng là một giải pháp hay. Bạn có thể tham khảo thêm các ấn bản của Harvard Business Review (đã được dịch ra tiếng Việt), tôi cho đó là nguồn tham khảo hữu ích.

Thứ hai: Hoàn thiện kiến thức và kỹ năng luật. Cái này tôi cho là khó. Vì nghiệt ngã là Học Viện Tư Pháp mở lớp luật sư, nhưng lại không có khoá nào cho NVPL. Có ba cách để hoàn thiện:

- Đọc thật nhiều sách về chuyên môn

- Thuê ngoài. Ví dụ, thuê các hãng luật tốt soạn thảo hợp đồng, sau đó lấy Hợp đồng đó làm mẫu cho mình tham khảo.

- Tham gia các khoá học của Đoàn luật sư, VCCI hoặc những đơn vị có uy tín.

Tóm lại lời khuyên của tôi là nếu bạn thích làm nhân viên pháp lý, thì hãy NỘP ĐƠN VÀO VỊ TRÍ ẤY, không cần phải đi lòng vòng, mất thời gian. Tất nhiên, như bất cứ một nghề nào, bạn muốn phát triển bạn phải luôn học hỏi không ngừng.

Nhận xét

  1. Em là sinh viên trường luật mới ra trường và đã chọn con đường pháp chế doanh nghiệp. Kỳ thật là với mỗi lựa chọn đặt ra, em đều phải đắn đo suy nghĩ rất nhiều. Mọi vấn đề đều có hai mặt, được cái này thì sẽ mất cái kia. Nên quan trọng nhất là phải biết hiện tại mình muốn gì và điều gì quan trọng hơn. Không có con đường nào là trải đầy hoa hồng, với pháp chế cái gai chính là phải đảm nhiệm cả những công việc không tên, những gì sếp cần mình phải làm dù thích hay không. Nhưng em tin rằng, dù ở đâu, làm gì, chỉ cần mình cố gắng và biết tự học thì nhất định sẽ thành công.
    Chúc thầy nhiều sức khỏe, chúc các bạn sớm tìm ra được con đường đi cho chính bản thân mình. Và một khi đã lựa chọn hãy tiếp tục bước đi, đừng nuối tiếc hay hối hận về những điều đã qua.

    Trả lờiXóa

Đăng nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Bộ Nguyên tắc Hợp Đồng Thương mại Quốc tế

Principles Of international commercial contracts (PICC) của International Institute for the Unification of Private Law (UNIDROIT) xứng đáng là cuốn sách gối đầu giường, dù là người đã hành nghề nhiều năm trong lĩnh vực Hợp đồng hay đang bước đầu tìm hiểu lĩnh vực Pháp Luật Hợp Đồng thì cuốn này vẫn phù hợp với bạn.

Vai trò của Quản trị trong vụ khủng hoảng tại Lộc Trời

  Chủ tịch Hội đồng quản trị của Lộc Trời trong cuộc phỏng vấn truyền thông gần đây đã bày tỏ rằng  Lộc Trời đã sai lầm trong việc chọn người dẫn dắt và điều hành. Công ty đã ở trong một trận đánh mà có nội gián vào sâu bên mình nhưng mình lại giao quyền điều hành cho người đó. Người đó có thể coi như đã dẫn công ty vào một cái bẫy và chúng ta bị địch phục kích ở đó. Kịch bản được đưa ra vô cùng tinh vi. [Nguồn: Nhipsongthitruong ngày 08/10/2024]

Du học: Khoản đầu tư lời hay lỗ?

Bố mẹ chi gần 9 tỷ đồng du học, cô gái 30 tuổi nhẩm tính làm 19 năm mới đủ “hồi vốn”: Nhiều du học sinh “vỡ mộng” khi về nước vì "lỗ to" bất ngờ. Đây là tựa một bài báo mà tôi đọc được sáng nay. Chắc cũng có kha khá bạn du học tự túc sẽ có cảm nhận tương tự. Nhân một ngày nắng đẹp, tôi nói chuyện Lời Lỗ Khi Du Học cho bạn nghe nhen. Cái gì thú vị thì nghe, không đồng ý cũng không sao, miễn đừng quạu...