Chuyển đến nội dung chính

Tuổi trẻ và Những lạc lối (kì 2)

KỲ 2: THÀNH CÔNG CẦN NHỮNG GIA VỊ GÌ

Định nghĩa về thành công thì khó quá. Trong khuôn khổ của bài viết này, tôi không có tham vọng sa vào việc tranh luận thế nào là THÀNH CÔNG. Theo phong cách một luật sư thương mại, tôi làm cái việc định nghĩa THÀNH CÔNG theo cách mà tôi đang nhìn nhận: Làm một công việc mà mình có sự hứng khởi, thu nhập đủ để có thể sống một cách đàng hoàng, và không tướt đoạt cơ hội của người khác bằng những phương cách bất chính.

Tôi nhận ra có nhiều người có chuyên môn giỏi, nhưng cuộc sống rất chật vật, bị miếng cơm manh áo ghì sát đất. Trong khi đó, phần đông những người thành công mà tôi có cơ hội giao tiếp, chuyên môn của họ đôi khi không xuất sắc lắm. Vấn đề nằm ở đâu?

Căn nguyên, theo tôi, nằm ở chỗ THÀNH CÔNG giống như một món gà. Bạn mở quán gà, mang gà ta Tam Kỳ với bí quyết gia truyền rất ngon. Bạn tự hào ngon hơn hết thảy các quán ở Sài Gòn. Bạn định giá món này là 70.000 đồng.

Trong khi đó, có những quán gà khác, cửa hiệu sáng sủa, bàn ghế sang trọng. Gà có thể không ngon bằng bạn, nhưng giá gấp 10 lần.

Sự khác biệt giữa hai quán gà, phần nào đề cập đến luật chơi của cuộc đời này. Gia vị cho sự thành công, nào chỉ có chuyên môn. Chuyên môn, giống như món gà ngon, chỉ là GIÁ XUẤT XƯỞNG. Muốn bán giá cao, không phải rơi vào tình trạng LẤY CÔNG LÀM LỜI, thì phải nghĩ về giá trị gia tăng. Chính giá trị gia tăng, nó mới chí là thứ mang lại cho bạn cuộc sống sung túc về mặt tiền bạc. Bạn nghĩ, trong 65.000 bạn trả cho 1 ly Phúc Long, thì chi phí cho riêng ly trà sữa là bao nhiêu?

Tóm lại, trong công thức của sự thành công [chí ít là trong Nghề Luật], chỉ có đâu đó khoảng 40% là CHUYÊN MÔN, 60% là KỸ NĂNG.

1. Một luật sư, không cần phải lúc nào cũng chỉ quan tâm đến Luật khiếm khuyết chỗ nào, Các bên bế tắc thế giải quyết ra sao…Tỷ lệ xảy ra những thứ nghĩ bể đầu này là không nhiều. Phần đông khách hàng cần bạn là Soạn cho cái Hợp đồng, Xin cái Giấy phép Đầu tư, Khởi kiện để đòi nợ…Tất cả những việc này, gần như tất cả các bạn QUA MÔN ở trường luật đều làm được. Chuyên môn, chỉ cần có thế.

2. Nhưng bạn nên nhớ, khách hàng không tự tìm đến bạn. Bạn sống dễ thương, bạn bè giới thiệu khách. Làm thế nào để bạn bè giúp mình? Hoặc mở firm chung với chiến hữu, ăn chia thế nào, ai quản lý, quản lý một văn phòng là làm cái quái gì? Hoặc đi làm thuê, thì kính trên nhường dưới thế nào? Giao tiếp sao cho ai cũng thích…Đó là kỹ năng. Bạn không có những cái này, làm gì bạn có cơ hội xài đến chuyên môn. Bạn bè không giới thiệu khách, sếp không ưu nó đuổi việc…Và thế là thấy ĐỜI, TOÀN NHỮNG BI KỊCH.

3. Thêm một điểm nữa, là KỸ NĂNG CỦA NGHỀ LUẬT. Có một bạn học văn bằng 2 của ĐH Luật nói rằng, chất lượng đào tạo của Ulaw không hề kém so với các trường ở Úc (nơi bạn học học đại học), nhưng dịch vụ và cơ sở vật chất thì thua xa. Tôi cho rằng, nhận xét này hợp lý ở một điểm: TRƯỜNG LUẬT DẠY CHUYÊN MÔN CHO BẠN QUÁ NHIỀU. Nhưng có một điểm mà bạn chưa đề cập, đó là trường luật không dạy bạn LÀM THẾ NÀO ĐỂ ÁP DỤNG CHUYÊN MÔN VÀO VIỆC HÀNH NGHỀ. Ví dụ: Bạn học về pháp luật hợp đồng, pháp luật công ty rất kỹ. Bạn biết nhiều về pháp luật nội dung. Nhưng nếu khách hàng yêu cầu bạn tư vấn về việc mua cổ phần mới phát hành của một CTCP nào đó,  bạn có tự tin viết thư tư vấn không? Hoặc bạn có tự tin để soạn tất cả các loại giấy tờ trong một vụ kiện tại toà không? Đó, cái thiếu sót của đào tạo luật ở VN là chỗ đó. Học luật nội dung quá nhiều, mà không biết áp dụng thế nào. Cách hãng luật coi thường các bạn, “các bạn như tờ giấy trắng, trường luật dạy dỗ các bạn kiểu gì, toàn là một tay anh phải dạy lại” là ở chỗ đó.

Những cái này không khó, chỉ cần chú tâm, chúng ta sẽ khắc phục được. Tôi tin thế hệ các bạn năng động, giỏi giang. Cái khó là không ai hướng dẫn cho các bạn. Cái vấn đề là ở chỗ đó.

Bạn nghĩ gì khi đọc đến những dòng cuối cùng của tút này? Hãy để lại các câu hỏi hoặc bình luận nhé.

Kì thứ 3 của loạt bài, sẽ nói về cách hoàn thiện các kỹ năng và lựa chọn cho mình một Mentor.

Nhận xét

  1. Đọc đến dòng cuối e đang nghĩ “may mắn lớn nhất của đời người có lẽ là ở trường học lẫn trường đời được gặp 1 người thầy có lửa, có tầm và bản thân có được 1 chữ duyên để trở thành trò”.
    Và giữa chuyên môn, chữ “văn” và nhiều thứ tác động khác, chữ “lễ” vẫn là nền móng của những chữ duyên và khởi đầu của thành công.
    Ps: Một điều nữa là e rất thích cách hành văn viết của thầy. Đâu đó là sự chia sẻ, là ấp ủ, là lửa, là tìm kiếm những sự đồng điệu.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Cám ơn Minh Trang. Thầy hi vọng là em đã thích với bài viết này.

      Xóa
  2. Mặc dù chưa được trực tiếp học Thầy ngày nào, nhưng thông qua các bài viết của Thầy (gần như em không bỏ sót bài nào), em thật sự cảm ơn những chia sẻ của Thầy về nghề Luật.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Cám ơn Khoa Minh. Thầy rất vui khi những bài viết của thầy có ích cho em.

      Xóa
  3. Em rất cảm kích với không chỉ những bài viết bổ ích, sâu lắng mà còn cách thầy đối nhân xử thế trên sóng livestream,... Em thấy rất mãn nhãn. Em kính chúc thầy luôn sức khỏe để bạn đọc nói chung và thế hệ sinh viên nói riêng có thêm được những kiến thức vô giá mà thầy mang lại!

    Trả lờiXóa
  4. cảm ơn thầy ạ, mong thầy viết tiếp phần 3

    Trả lờiXóa

Đăng nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Hợp đồng M&A: Những thoả thuận tiêu chuẩn

  Giao dịch M&A thường được cấu trúc ở hai dạng là Mua Bán Cổ Phần hoặc Mua Bán Tài Sản. Có thể nói, Hợp đồng là linh hồn của một giao dịch. Phong cách của các hãng khác nhau cũng như kinh nghiệm của luật sư mà hợp đồng có thể khác nhau, nhưng thông lệ thị trường thì các hợp đồng [mua bán cổ phần] luôn có những thoả thuận, gọi nôm na là các “thoả thuận tiêu chuẩn”. Có nghĩa nó là những thoả thuận đóng vai trò không thể thiếu trong các deal M&A và gần như được mặc định mà Bắt-Buộc-Phải-Có trong Hợp đồng. Sau đây, xin lần lượt giới thiệu các điều khoản ấy .

Du học: Khoản đầu tư lời hay lỗ?

Bố mẹ chi gần 9 tỷ đồng du học, cô gái 30 tuổi nhẩm tính làm 19 năm mới đủ “hồi vốn”: Nhiều du học sinh “vỡ mộng” khi về nước vì "lỗ to" bất ngờ. Đây là tựa một bài báo mà tôi đọc được sáng nay. Chắc cũng có kha khá bạn du học tự túc sẽ có cảm nhận tương tự. Nhân một ngày nắng đẹp, tôi nói chuyện Lời Lỗ Khi Du Học cho bạn nghe nhen. Cái gì thú vị thì nghe, không đồng ý cũng không sao, miễn đừng quạu...

Bộ Nguyên tắc Hợp Đồng Thương mại Quốc tế

Principles Of international commercial contracts (PICC) của International Institute for the Unification of Private Law (UNIDROIT) xứng đáng là cuốn sách gối đầu giường, dù là người đã hành nghề nhiều năm trong lĩnh vực Hợp đồng hay đang bước đầu tìm hiểu lĩnh vực Pháp Luật Hợp Đồng thì cuốn này vẫn phù hợp với bạn.