Chuyển đến nội dung chính

Giao tiếp với khách hàng trong Soạn thảo Hợp đồng


Soạn thảo các văn bản pháp lý (legal drafting)[1] là một trong những kỹ năng phải dùng nhiều nhất đối với Luật sư. Khi soạn thảo Hợp đồng, một trong những việc phải làm đó là gặp gỡ khách hàng để lấy thông tin khách hàng (thuật ngữ chuyên môn gọi là Client’s instructions). Bài viết này sẽ cung cấp cho bạn vài lưu ý trong công đoạn khá thú vị này.

Lưu ý: Soạn thảo Hợp đồng, là bạn đang kể lại một câu chuyện bằng ngôn ngữ pháp lý. Cho nên yêu cầu căn bản là người đọc phải hình dung được câu chuyện. Nói dễ hiểu là Hợp đồng phải bảo đảm tính logic và dễ hiểu.

Bước 1: Lấy thông tin (receiving instructions)
Trong nhiều trường hợp, các gợi ý, yêu cầu, khách hàng sẽ trao đổi trực tiếp với luật sư. Nhưng cũng có khi, các yêu cầu của khách hàng được gửi bằng các phương thức như email, hoặc thông qua một người thứ ba.
- Cho dù kiểu nào, trong bước này phải lưu ý hai điều:
Phải biết đặt câu hỏi để nhận được các thông tin và/hoặc hướng dẫn cần thiết. Ví dụ: Nếu đối tác giao hàng trễ, xử lý thế nào? Qui trình giao hàng như thế nào?....
- Luôn phải xác nhận lại các thông tin trước khi soạn thảo. Việc này nhằm:
Bảo đảm bạn không ghi nhận bị sót
Tránh việc khách hàng cứ bổ sung dữ kiện liên tục, làm lãng phí thời gian.

Bước 2: Tuân thủ tuyệt đới hướng dẫn của khách hàng.
Vui lòng nhớ nguyên tắc cơ bản của nghề dịch vụ: Khác hàng luôn luôn đúng. Bạn không có quyền làm sai [cho dù cố ý hay vô ý] các hướng dẫn của khách hàng. Dù vì bất kì lí do nào mà không làm theo các qui trình mà khách hàng yêu cầu, đều không thể chấp nhận được.

Bước 3: Tư vấn cho khách hàng (advising the client).
Cũng có khi, khách hàng không hiểu hết nhu cầu của mình. Nghiêm túc đấy. Bạn có chắc là bạn hiểu về việc xây dựng kĩ đến mức đưa ra các yêu cầu chi tiết cho việc xây căn nhà của mình hay không? Nên nếu khách hàng đưa ra yêu cầu không rõ ràng, hãy tư vấn cho khách.
Có lần tôi soạn một Điều lệ cho khách hàng. Tôi hay hỏi những câu như:
“ Nếu thành viên còn lại rút vốn trong vòng một năm sau khi thành lập thì sao?”
“Anh muốn chia lợi nhuận thế nào”
Khách hàng vẫn hay bảo “Đúng, anh muốn cái đó”.
Bạn làm được thế là thành công đấy.

Bước 4: Bao nhiêu thì đủ (deciding on depth).
Một số bạn luật sư trẻ, làm ở hãng luật lớn hoặc kiếm được template, thường hay thích thể hiện bằng cách đưa vào Hợp đồng nhiều điều khoản. Thú thật, có nhiều khi việc làm này chả được thêm tích sự gì, ngoài việc tốn tiền giấy in.
Bạn nên hiểu, một hợp đồng giá trị vài chục triệu đồng mà làm cái Hợp đồng hai mươi [20] trang A4, thì thật là lố bịch.

Nói như thế để thấy tuỳ vào giá trị, bản chất của giao dịch mà quyết định mức độ phức tạp của Hợp đồng. Khi soạn hợp đồng, đặc biệt là làm cho các quan hệ thân hữu, làm phức tạp quá thì coi chừng hỏng ăn. Nghệ thuật là biết bỏ những thứ nên bỏ.
Ví dụ: Xin mãi mới được cung cấp một đơn hàng be bé cho một “cụ” nào đó mà bày đặt đưa vào Bất Khả Kháng hay Lời Nói Đầu…thì căng lắm.

Tóm lại, khi soạn Hợp đồng, trực tiếp hay gián tiếp, bạn phải nhận các chỉ thị và/hoặc hướng từ khách hàng. Hãy luôn tuân theo các gợi ý này, tư vấn cho khách hàng những điểm cần thiết và phải biết tuỳ giao dịch mà có những điều khoản phù hợp.
Chúc bạn thú vị với Soạn thảo Hợp đồng.



[1] Theo cách phân loại phổ biến thì Legal drafting thường được chia thành hai nhóm là (i) Legal documents; và (ii) Statements of case. Trong khuôn khổ bài viết này, tôi chỉ trình bày trong phạm vi Soạn thảo Hợp đồng.


Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Hợp đồng M&A: Những thoả thuận tiêu chuẩn

  Giao dịch M&A thường được cấu trúc ở hai dạng là Mua Bán Cổ Phần hoặc Mua Bán Tài Sản. Có thể nói, Hợp đồng là linh hồn của một giao dịch. Phong cách của các hãng khác nhau cũng như kinh nghiệm của luật sư mà hợp đồng có thể khác nhau, nhưng thông lệ thị trường thì các hợp đồng [mua bán cổ phần] luôn có những thoả thuận, gọi nôm na là các “thoả thuận tiêu chuẩn”. Có nghĩa nó là những thoả thuận đóng vai trò không thể thiếu trong các deal M&A và gần như được mặc định mà Bắt-Buộc-Phải-Có trong Hợp đồng. Sau đây, xin lần lượt giới thiệu các điều khoản ấy .

Case Study: Phong cách viết của Luật sư In-house

  Phê tê bút hoặc tại các Hội thảo, người ta hay nói Luật sư chuyên nghiệp và Luật sư In-house rất khác nhau. Vấn đề là ít người nói cho bạn nghe khác nhau là khác thế nào. Ôi thì có tám vạn bốn ngàn hai trăm sáu mươi bảy cái khác nhau. Nhưng hôm nay, tôi kể bạn nghe một sự khác nhau rất thú vị và có lẽ là lớn nhất giữa hai nghề này: Phong cách viết. Diễn đạt thì dài dòng, tôi dùng một case nhỏ để bạn dễ hình dung vậy.

Bộ Nguyên tắc Hợp Đồng Thương mại Quốc tế

Principles Of international commercial contracts (PICC) của International Institute for the Unification of Private Law (UNIDROIT) xứng đáng là cuốn sách gối đầu giường, dù là người đã hành nghề nhiều năm trong lĩnh vực Hợp đồng hay đang bước đầu tìm hiểu lĩnh vực Pháp Luật Hợp Đồng thì cuốn này vẫn phù hợp với bạn.