Luật sư trong Chuyển Đổi Số


Trong một ngày cuối năm, đọc hai bài viết của hai người bạn trên facebook về việc Công nghệ phát triển đã/sẽ tác động đến nghề luật sư như thế nào. Cảm giác giật mình, thảng thốt, nghẹn ngào.
Với tư cách là một ông giáo “gõ đầu” các luật sư tương lai, hơn ai hết chúng tôi càng phải nhìn nhận lại vấn đề này một cách nghiêm túc. Bài viết này nhằm góp thêm một góc nhìn về tác động của Công nghệ đến nghề luật, đặc biệt là trong bối cảnh của một thị trường [dịch vụ pháp lý] còn non trẻ và qui mô nhỏ như Việt Nam.

Chi phí khai sinh một ngành mới
Trước khi bàn đến AI, Machine Learning, Blockchain, Big Data hoặc những khái niệm “to bự” khác, tôi muốn nhắc đến một câu chuyện của hãng máy tính HP. Thị trường máy tính trong cả thập kỉ qua gần như đã phát triển đến giới hạn của nó. Chính điều đó làm cho những doanh nghiệp trong ngành như HP, Dell, Lenovo đứng ngồi không yên. Khác với điện thoại, dường như con người coi việc sử dụng những cái máy tính lên đến 5 – 7 năm tuổi vẫn là chuyện bình thường. Người ta chỉ móc hầu bao khi các nhà sản xuất chỉ ra được lý do cho việc làm đó. Là hãng máy tính số 1 thế giới, hơn ai hết HP hiểu rõ điều này. Chỉ có thể mở rộng việc bán hàng thông qua việc tạo ra MỘT THỊ TRƯỜNG MỚI. Mặc dù thế, việc tiêu tốn đâu đó khoảng 500 triệu Mỹ kim để tạo ra một sản phẩm mới, đối với HP là không thể. Và điều này cũng là đương nhiên đối với các hãng còn lại. Đó cũng chính là lúc Microsoft bước vào cuộc chơi với việc tạo ra Surface, một chiếc máy tính mang tính di động cao. Chiếc máy tính này đã tái định nghĩa về máy tính. Từ những chiếc máy thô kệch, laptop trở thành một thứ mỏng nhẹ, luôn kết nối và thậm chí rất…thời trang. Các hãng máy tính khác gần như đều thiếu một sản phẩm đối trọng với surface, ngoại trừ Macbook của Apple.

Tuy vậy, trong những năm 2015, 2016 Microsoft đã vui mừng biết bao nhiêu khi doanh thu từ việc bán surface liên tục giảm. Người bàng quan sẽ hơi ngạc nhiên với điều này. Nhưng nếu hiểu động cơ của Microsoft khi tạo ra Surface sẽ hiểu lý do của sự vui mừng đó. Microsoft là một hãng phần mềm, họ không có nhu cầu kinh doanh phần cứng, đặc biệt khi phần cứng ấy tạo ra sự cạnh tranh với các khách hàng của họ. Việc đầu tư cho Surface chính là Microsoft đang tạo ra một ngành mới, tạo nên những thứ máy tính thú vị. Điều quan trọng hơn, họ đã làm tốt việc định hướng tiêu dùng. Việc người dùng bỏ ra số tiền hơn 1000$ để mua những chiếc máy HP Spectre, Dell XPS… cũng đồng nghĩa với một thị trường mới đã ra đời. Và nếu bạn cần thêm nữa, thì đến thời điểm này đây, cũng chính Microsoft đang cùng với Qualcomm đang trên hành trình tái định nghĩa về PC một lần nữa thông qua việc sử dụng những con chip có cấu trúc kỹ thuật giống như những con chip trên điện thoại để có những chiếc PC luôn luôn kết nối. 

Nghề Luật sư trong thời đại 4.0
Nghề luật sư là nghề vất vả. Nhưng ác nỗi, luật sư thường “không giàu”. [xin lưu ý chữ KHÔNG GIÀU ở đây được hiểu là trong tương quan so sánh với các nghề khác như kinh doanh, công nghệ…]. Bởi đặc thù của nghề luật sư là một nghề mang tính đặc định mà rất khó để có thể cung cấp hàng loạt như những ngành nghề khác. Giới hạn về thời gian và sức lực con người, đã làm cho nghề luật sư mặc dù thú vị, nhưng doanh thu mà nghề này mang lại không thể cao như các ngành sản xuất hoặc dịch vụ khác.

Các hãng luật hàng đầu thế giới mãi loay hoay với mức doanh thu năm đâu đó 2 tỷ Mỹ kim mà chưa có cách chi để bức phá lên những cột mốc tiếp theo. Trong dòng xiết của công nghệ 4.0 Baker McKenzie đã có bước ra biên giới truyền thống của nghề luật khi đang bắt tay để trong tương lai có thể tạo ra trí tuệ nhân tạo - artificial intelligence (AI) có thể tham gia tranh tụng. Triển vọng cho việc “sản xuất hàng loạt” được nhen nhóm bởi sự phát triển của công nghệ, đặc biệt là với các trụ cột Machine Learning, Big Data và AI. 

Trước khi quá ngạc nhiên, thảng thốt, bàng hoàng, hãy nhấp ngụm café và nhìn lại một chút về nghề luật sư. Luật sư xử lý hai loại việc:

  1. Tuân thủ pháp lý (legal compliance); và
  2. Xử lý các vấn đề pháp lý (đưa ra ý kiến tư vấn, xử lý, tranh tụng).

Trong đó, việc tuân thủ pháp lý có thể coi là một loại việc mang tính qui trình và chuẩn hoá. Đó sẽ là điều kiện để ứng dụng công nghệ và “sản xuất hàng loạt”. Những hãng luật danh tiếng có thể dùng các chatbots để tự động trả lời một vài câu hỏi hoặc hỗ trợ pháp lý. Cao hơn một chút, có thể xây dựng cả các legal assistant bằng AI. 

Tuy nhiên đối với các loại việc không theo qui trình, thật khó để sản xuất hàng loạt. Mặc dù, xét về lý thuyết thông qua Big Data, vẫn có thể “tự động hoá” một vài khâu trong quá trình đó. Tuy nhiên, để trả lời chắc chắn cho loại việc này, chưa hãng luật hoặc hãng công nghệ nào dám bảo đảm.

Chi phí vận hành
Ngay cả khi ứng dụng thành công công nghệ vào nghề luật, cũng chưa chắc nó sẽ tạo nên sự thành công. Bởi, các law firm doanh thu 2 tỷ Mỹ kim sẽ đủ tiền, đủ khách hàng để trang trải cho chi phí R&D, chi phí vận hành. Cuộc chơi của nhà vô địch luôn khắc nghiệt. Baker McKenzie sẽ tạo nên cuộc cách mạng trong ngành hoặc họ sẽ phải trả giá khi đốt tiền cho công nghệ mà không thành công về mặt thương mại. Đồng thời, ngay cả khi ứng ụng thành công công nghệ vào trong ngành luật, không có gì bảo đảm rằng công nghệ là không có sai sót. Cho nên, cần có sự giám sát từ con người, để tránh các tổn thất của quá trình đưa ra các tư vấn pháp lý một cách tự động đến khách hàng. Tất cả những điều này làm cho chi phí sản xuất tăng lên. 

Không phủ nhận vai trò của công nghệ, nhưng như trên đã đề cập, cuộc chơi về AI, Big Data, Machine Learning… chỉ là sàn diễn của một vài law firm trên thế giới.
Nghề luật là nghề giao tiếp. Sẽ thế nào, nếu một ngày một ông chồng ôm một tâm trạng chán chường đến law firm và giao tiếp với một trợ lý ảo về pháp lý. Bạn đại học nhiều. Còn gì vui hơn khi vụ việc đang đi vào bế tắc mà gặp thằng bạn đại học đang làm ở cơ quan đó. Đó chính là những giá trị truyền thống của nghề luật, mà máy móc không thể thay thế. Trái đất sẽ bị huỷ diệt trong 5 tỷ năm nữa. Nhưng đó chuyện của 5 tỷ năm nữa, cần gì phải xoắn!


Nhận xét