Chuyển đến nội dung chính

Có một Ả rập rất khác với tôi vẫn nghĩ


Ngày hè năm ấy, tôi rời Praha. Chiều dần buông, những tia nắng cuối cùng cũng đã khuất dạng. Chỉ còn lại những áng mây chiều nhuốm một màu đỏ thẫm trên nền trời đang dần chuyển sang màu xanh đen trong buổi chiều muộn.

Tôi bắt chuyến xe bus cuối cùng về Vát-xa-va (Warsaw). Ecolines bus có hai điểm đón khách ở hai bên đường. Tôi tìm mãi điểm chờ của chuyến xe của mình mãi chả thấy đâu, mặc dù tôi đã đi qua đi lại cái đường ngầm để sang đường đến 3 lần. Sau tất cả sự cố gắng ấy, tôi cũng tìm được chỗ để chờ chuyến xe của mình. Đồng hồ đã điểm 19h30, tôi còn 30 phút để nhìn ngắm Praha lần cuối trước khi rời nơi này. Cho đến bây giờ, tôi vẫn nhớ Praha là một thành phố đẹp, thơ mộng bên dòng Vltava. Những địa điểm như Quảng trường con gà, cây cầu Charles bắt ngang sông Vltava hoặc Prague Castle không phải là thứ để thương để nhớ. Những ồn ào, xô bồ của một vùng đất du lịch đang lên của châu Âu dễ gây nên những ảo tưởng sai lệch về thành phố này. 


Tôi nhìn một anh chàng đang kéo vali chạy qua, chạy lại nhìn dáo dát trước mặt tôi.

“Tìm bến của Ecolines bus?”

“Đúng rồi, xe về Vát-xa-va”

“Đúng chỗ rồi đó. Tôi cũng về Vát-xa-va”.


Anh chàng thỡ phào nhẹ nhõm. Giờ tôi mới nhìn kĩ anh ta. Một thằng châu Á, dáng người ốm, da vàng, mũi tẹt như mình. Theo lời kể, anh ta là dân Singapore, đang làm Nghiên cứu sinh tại Poland. Có vẻ như cùng chuyến hành trình, lại là dân châu Á với nhau, nên chúng tôi nói chuyện khá rôm rả. Lúc này, màu trời đã đen kịt. Lại có thêm hai anh chàng chạy qua chạy lại trước mặt chúng tôi. Ánh mắt của họ đang lo lắng tìm kiếm. Tôi quay sang anh chàng người Singapore:

Tao cá là hai thằng này đang tìm bến xe của Ecolines bus”.


Của đúng tội, hai thằng này cũng giống như chúng tôi. Tại sao một hãng xe lớn như Ecolines bus lại có thể bố trí điểm đón khách một cách rối rắm như vậy nhỉ.

Vậy là chúng tôi nhập hội. Hai anh chàng mới đến một người là dân Trung Quốc, một người là Ả rập xê út. Anh chàng người Trung Quốc có lẽ là nhân vật lạ lùng nhất mà tôi từng gặp. Kiểu như hắn ta chịu ám ảnh bởi một thứ triết lý gì đó của người Trung Hoa khi mà thế kỉ XXI rồi, hắn vẫn không xài smartphone. Tất cả những gì hắn có là 1 cái BlackBerry 9700. Hắn để tóc dài và cột tóc kiểu đuôi gà (hoặc đuôi ngựa gì đó). Trong mắt tôi, đó là một tay lập dị. Người còn lại làm tôi hơi ái ngại khi giao tiếp. Bởi trong thâm tâm, cảm nghĩ đầu tiên về những người Ả rập xê út là “dân hồi giáo, cực đoan, mặc những bộ đồ quái dị kiểu như lấy một cái chăn quấn khắp người và đầu đội khăn”. Tay hồi giáo này kiểu thấp người, da đen, tóc xoăn tít. Hắn không trùm cái khăn như tôi tưởng. Hắn mặc 1 cái áo thun với một cái quần jeans loại dài ngang gối và mang sneaker. 


Trên suốt chuyến hành trình, tôi đi từ ngạc nhiên này đến ngạc nhiên khác. Tay Hồi giáo đó chả có chút gì cực đoan, mà còn thú vị nữa là khác. Trên suốt cả chuyến xe, tôi nghe hắn kể về Ả rập, về lối sống của những người trẻ tuổi ở vùng đất mà tôi chưa một lần được ghé thăm. Tôi nhận ra hắn cũng “bựa” như bao nhiêu thằng đàn ông mỗi khi có dịp trà dư tửu hậu cùng nhau.

--

Chuyến hành trình đến Vát-xa-va cuối cùng cũng kết thúc. Chúng tôi đi bộ cùng nhau trên đoạn đường về trung tâm. Đến đoạn ngang qua Palace of Culture and Science, tay Hồi giáo bảo “Đây là địa điểm ngon nhất để check-in Vát-xa-va. Tao sẽ chụp cho mày tấm hình làm kỉ niệm”. Sau khi chụp hình, tay Hồi giáo bảo: “Tôi phải đi rồi. Tôi còn phải bắt thêm mấy chặng xe nữa. Hành trình còn rất dài. Tôi đã rất vui vì được đi chhung cùng ông trên đoạn đường vừa qua”.


Chúng tôi bắt tay và nói lời tạm biệt. Cho đến bây giờ, tôi vẫn không hiểu tại sao vào lúc đó tôi không đề nghị chụp chung một tấm ảnh hoặc kết bạn trên facebook. Tôi cũng không biết nữa. Chỉ có một điều rất rõ ràng, tôi biết rằng đâu đó ngoài kia, người Hồi giáo vẫn đang sống bằng những giấc mơ, những sắc màu rực rỡ khác của cuộc sống. Họ cũng có những ước mơ, những khát vọng và những bí ẩn mà phần nhiều chúng ta chưa đủ gần để hiểu họ.

Anh bạn, ở nơi nào đó trên quả đất này, chúc anh bạn ngày mới vui. Tôi cũng đã rất vui vì được chia sẻ với bạn một hành trình thú vị.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Hợp đồng M&A: Những thoả thuận tiêu chuẩn

  Giao dịch M&A thường được cấu trúc ở hai dạng là Mua Bán Cổ Phần hoặc Mua Bán Tài Sản. Có thể nói, Hợp đồng là linh hồn của một giao dịch. Phong cách của các hãng khác nhau cũng như kinh nghiệm của luật sư mà hợp đồng có thể khác nhau, nhưng thông lệ thị trường thì các hợp đồng [mua bán cổ phần] luôn có những thoả thuận, gọi nôm na là các “thoả thuận tiêu chuẩn”. Có nghĩa nó là những thoả thuận đóng vai trò không thể thiếu trong các deal M&A và gần như được mặc định mà Bắt-Buộc-Phải-Có trong Hợp đồng. Sau đây, xin lần lượt giới thiệu các điều khoản ấy .

Case Study: Phong cách viết của Luật sư In-house

  Phê tê bút hoặc tại các Hội thảo, người ta hay nói Luật sư chuyên nghiệp và Luật sư In-house rất khác nhau. Vấn đề là ít người nói cho bạn nghe khác nhau là khác thế nào. Ôi thì có tám vạn bốn ngàn hai trăm sáu mươi bảy cái khác nhau. Nhưng hôm nay, tôi kể bạn nghe một sự khác nhau rất thú vị và có lẽ là lớn nhất giữa hai nghề này: Phong cách viết. Diễn đạt thì dài dòng, tôi dùng một case nhỏ để bạn dễ hình dung vậy.

Bộ Nguyên tắc Hợp Đồng Thương mại Quốc tế

Principles Of international commercial contracts (PICC) của International Institute for the Unification of Private Law (UNIDROIT) xứng đáng là cuốn sách gối đầu giường, dù là người đã hành nghề nhiều năm trong lĩnh vực Hợp đồng hay đang bước đầu tìm hiểu lĩnh vực Pháp Luật Hợp Đồng thì cuốn này vẫn phù hợp với bạn.