Tôi luôn tin pháp luật luôn là công cụ
để giúp Nhà nước giữ vững trật tự xã hội và bảo vệ những người yếu thế.
Trong những ngày này, nhà nhà người
người đang mãi mê với những trận cầu biến ảo của mùa World Cup và ngợi ca người
Thái trong nỗ lực giải cứu đội bóng trẻ mà quên mất vụ Long Sơn [Đắc Lắc],
trong đó Đặng Văn Hiến vẫn bị giữ nguyên án tử. [Tuoitre ngày 13-7-2018]
Trong vụ này, có nhiều người chết,
nhiều người phải trả giá bằng những thương tật suốt đời. Nhưng xét về bản chất,
động cơ của bị cáo này khác hoàn toàn với những tên côn đồ đốn mạt giất
người hàng loạt vì động cơ đê hèn.
Trong ánh bập bùng của lò lửa đang
cháy, ẩn hiện đâu đó là những cú bắt tay giữa chính quyền và/hoặc những cán bộ
biến chất. Những cú bắt tay đó đã góp phần tạo nên những lớp váng giàu có trong
xã hội và tước đoạt tài sản của người khác một cách bất chính. Tôi thấy đâu đó
những bất minh vụ Tiên Lãng, Hải Phòng năm nào, hoặc vụ Thủ Thiêm, TP.HCM đầy
tai tiếng trong những ngày qua.
Chưa bao giờ, tôi thấy việc tước đoạt đất đai của người dân lại dễ dàng đến vậy. Nhân danh việc phát triển kinh tế, việc truất hữu ấy được hợp thức hoá bằng những quyết định thu hồi đất được ban hành bởi Nhà nước. Sự bất hợp lý về chính sách quản lý đất đai không chỉ mang lại hệ quả tệ hại trong công tác quản lý nhà nước mà quan trọng hơn, nó đã tạo ra cơ hội cho những tay buôn đất làm giàu bằng việc tước đoạt đi thành quả của người khác.
Những câu nói của Frederic Bastiat
hàng thế kỉ trước, chợt lợn gợn trong trí não: “Đôi khi Luật pháp ra sức bảo vệ
cướp bóc và tham gia vào quá trình ấy. Đôi khi Luật pháp đặt toàn bộ bộ
máy của các thẩm phán, cảnh sát, nhà tù trở thành kẻ đồng loã của những kẻ cướp
bóc, và đối xử với nạn nhân, khi họ đang vùng vẫy tự vệ, như một tên tội phạm”
[Frederic Bastiat – The Law].
Nhận xét
Đăng nhận xét